TDS, pH, kH, gH, PPM- VIẾT TẮT CÁC CHỈ SỐ CƠ BẢN CẦN BIẾT

  • 1. CHỈ SỐ PPM TRONG NƯỚC?
  • Ppm viết tắt của parts per million (1 phần triệu), nói dễ hiểu hơn là 1 miligram chất nào đó tan trong 1 lít nước ( 1 ppm = 1mg/l).
    Các bạn có thể quen thuộc với 1 số kí hiệu đo lường sử dụng hằng ngày như 1 kí lô, 1 lít, 1 gram, 1 mili gram… Nhưng trong nước, hồ cá thủy sinh thì sự đo lường căn bản nhất là 1 mili gram chất nào được tan trong 1 lít nước. Ví dụ hồ thủy sinh của mình có 5 ppm No3, nghĩa là trong 1 lít nước hồ này có 5 mili gram chất No3.
  • CÁCH TÍNH NỒNG ĐỘ PPM
  • Thông thường, việc xác định bằng đơn vị PPM thể hiện cho nồng độ của chất trong dung dịch hoặc nồng độ của các thành phần bên trong dung dịch nước. Chính vì vậy, các công thức tính nồng độ PPM cụ thể như sau:

    • C(ppm) = 1 000 000 x m(chất tan) / (m dung dịch + chất tan).
    • C(ppm) = 1.000.000 x m dung dịch/m ( cả 2 đều có đơn vị là mg)
    • C (ppm) = m tan (mg)/ V (l)

    Thêm vào đó, khi nồng độ chỉ chiếm 1 ppm tương ứng với 1 miligam/1 lít chất lỏng hoặc trên 1kg, chất được coi là cực kỳ loãng. Vì vậy, 1 ppm = mg/kg hay 1 ppm = mg/l.

  • Ý NGHĨA CỦA CHỈ SỐ PPM
  • Nếu một nguồn nước có chỉ số TDS càng nhỏ, từ 5 ppm trở xuống thì nguồn nước này được xem là nước tinh khiết. Lượng chất rắn hoà tan trong một triệu đơn vị nước này cực kỳ nhỏ, chỉ dưới 5 đơn vị chất rắn hoà tan và vì thế được xem là bằng không.
  • Tương tự như thế, chỉ số TDS càng lớn thì nồng độ chất rắn hoà tan xuất hiện trong nguồn nước càng nhiều và có hại
  •  
  • 2. CHỈ SỐ TDS TRONG NƯỚC?
  • Tds viết tắt của Total Dissolved Solids – tổng chất rắn hòa tan trong nước, những chất rắn này bao gồm đa số là các chất vô cơ, các cation (ion dương) và khoáng chất như Ca+, Mg+, Na+, Co3+, Hco3+, So4+, Cl+, No3+, Po4+, K+… và được tính bằng ppm (mg/l)
  • Tds được dựa vào để đánh giá chất lượng tinh khiết của nước. Tds càng cao thì càng nhiều tạp chất. Tuy nhiên bút tds không đo được những chất quan trọng như:
    – Chất hữu cơ
    – Kim loại nặng
    – Chlorine
    – Hóa chất độc

  • Thường các bạn chuyên chơi tép luôn có dụng cụ đo tds như bút đo chẳng hạn, nhưng theo kinh nghiệm cá nhân, mình khuyến khích toàn bộ các anh em chơi thủy sinh nên mua 1 bút đo tds vì tương đối rẻ nhưng vô cùng dễ đo, chính xác và rất hiệu quả trong việc quản lý nước (1 bút đo tds bình thường giá chỉ từ 100-300k). Khi có bút đo, các bạn sẽ biết được tds nước đầu vào của khu vực mình sinh sống (nước máy, nước giếng, nước mưa…), và các bạn sẽ đo thấy sự chênh lệch của tds nước trong hồ để suy ra là hồ mình có quá nhiều tạp chất hay không và dùng cách xử lý hợp lý.

  • CÁCH TĂNG/GIẢM TDS
    • Chỉ số TDS lý tưởng nhất dao động trong khoảng trên 150ppm và dưới 250ppm (đơn vị đo của chỉ số TDS).
    • + Sử dụng khoáng cho hồ thủy sinh hiện đang là cách tăng TDS trong hồ thủy sinh an toàn và hiệu quả nhất. Bạn có thể tham khảo một số khoảng như: Mosura mineral plus ultra, Salty shrimp gH+, Borneowild gH+…(những khoáng này, bạn có thể sử dụng từ 3-6 tháng)
    • + Giảm TDS trong hồ cá nói riêng, hồ thủy sinh nói chung rất đơn giản, bằng cách tiến hành thay nước thường xuyên. Mục đích của việc thay nước là để xử lý phân và lượng thức ăn thừa còn xót lại trong hồ. Kết hợp cùng với đó, anh em nên giảm bớt lượng thức ăn cũng như khoáng chất bổ sung hàng ngày. Xử lý rong rêu trong hồ cũng được coi là cách giảm TDS trong hồ thủy sinh đơn giản và hiệu quả.

  • 3. CHỈ SỐ pH
  • pH là chỉ số đo độ hoạt động của các ion (H+) trong dung dịch và vì vậy là độ axít hay bazơ của nó. Nói đơn giản nhất nước có độ pH = 7 là trung tính. Nước có giá trị pH nhỏ hơn 7 được coi là có tính axít, trong khi các giá trị pH lớn hơn 7 được coi là có tính kiềm.
  • Nhiều loại cá, tép chỉ thích nghi và sinh sống ở những độ pH nhất định. Tương tự như vậy, nhiều cây thủy sinh cũng sinh trưởng tốt trong độ pH nào đó. Không có 1 độ pH nào là hoàn hảo cho 1 hồ thủy sinh, vì bất cứ hồ thủy sinh nào cũng là 1 hệ sinh thái bao gồm nhiều loại động, thực vật. Tuy nhiên, pH hợp lý cho môi trường thủy sinh là từ 5-8. Dưới pH5 thì nhiều cây bị rữa lá, cá tép chết, còn trên 8 thì chỉ phù hợp cho 1 số cá tép đặc biệt như tép sula, cá ali… Tất cả các hồ thủy sinh của mình đều giữ mức pH từ 5.5 đến 6.5 và đa số thực vật thủy sinh có thể thích nghi tốt ở mức này. pH thay đổi quá nhiều trong thời gian ngắn có thể gây stress cá, và thực vật trong hồ thủy sinh.
  • Điểm mạnh của hồ thủy sinh có pH thấp (dưới 7, dưới 6.5) là: sắt và những chất vi lượng khác dễ tan, dễ hấp thu cho cây, đa số thực vật thủy sinh có thể thích nghi và sinh trưởng tốt ở mức pH này, và ở pH axit này thì những chất độc như Nh3 (amoniac) không còn độc mà bị chuyển hóa thành Nh4 (ít độc hơn nhiều). Điểm yếu của hồ có pH thấp là hệ vi sinh yếu hơn pH trên 7, và vì hệ vi sinh có phần yếu hơn nên cũng dễ bị nhiều vấn đề về bệnh cá tép, rêu hại hơn.

    Hồ thủy sinh có pH từ 7 trở lên có điểm mạnh là hệ vi sinh cực tốt, các bạn để ý những hồ cá biển, hay những hồ thủy sinh có san hô, sỏi 3 màu… thì nước cực trong. Đa số cá tép thích pH cao (trừ 1 số loài như tép ong chẳng hạn). pH cao làm vi lượng khó tan và khó được hấp thu hơn nên rêu hại cũng dễ kiểm soát hơn pH axit. Tuy nhiên pH cao thì 1 số họ cây lại không khỏe (họ tonina là 1 ví dụ), và ở pH cao thì Fe và những chất vi lượng khác lại rất khó bị hấp thụ nên cần 1 nồng độ cao (và nguy hiểm hơn). Co2 cũng khó hòa tan hơn trong những hồ nước có tính kiềm

    Những tác nhân tăng pH: những chất tan Ca++ và Hco3 như san hô, đá vôi, vỏ ốc, sỏi 3 màu (lẫn vỏ ốc), cát muối tiêu (lẫn nhiều vỏ ốc), 1 số loại đá như đá da voi, đá tai mèo, đá kẹp kem, oxi tan nhiều trong nước, baking soda…
    Những tác nhân giảm pH: peat moss ,than bùn, acid humic, khí co2, những chất axit như chanh, dấm, vitamin C, HCL, H2SO4, HNO3, H3PO4, la bàng, lọc cũ..

  • 4. CHỈ SỐ kH
  • kH viết tắt của carbonate hardness (độ kiềm của nước). Độ kiềm là tổng lượng bazơ hiện diện trong nước. Carbonate (CO32-) và Bicarbonate (HCO3–) là 2 bazơ phổ biến nhất và thành phần chủ yếu của Kiềm. Độ kH có ảnh hưởng mật thiết đến độ pH, thường kH thay đổi thì pH cũng thay đổi theo. Nếu các bạn không quá chuyên về dinh dưỡng, sinh lý cây trồng thì cũng không cần quá quan tâm đến độ kH.
  •  
  • 5. CHỈ SỐ gH
  • gH (General Hardness) là độ cứng của nước, nó được xác định là tổng hàm lượng của Canxi (Ca++) và Magie (Mg++) có trong nước. Ca và Mg là 2 trung lượng quan trọng không thể thiếu của hồ thủy sinh, cá tép cảnh. Nếu nồng độ Ca, Mg quá cao thì nước được coi là nước cứng, và Ca Mg thấp được coi là nước mềm.
    gH được tính bằng độ, nếu muốn biết ppm của gH thì chi cần nhân số độ gH với 17.9.
  •  
  • 6. DINH DƯỠNG ĐA LƯỢNG MACRO
  • – Carbon (C): đa lượng cực kì quan trọng, cây côi lấy Carbon từ khí Co2, đó là lý do chúng ta phải cung cấp co2 dạng khí từ bình co2 cho hồ thủy sinh.

    – Nitrogen (N): dinh dưỡng chính cho cây thủy sinh, đa số hồ thủy sinh nào cũng có mức N dồi dào, nhưng N dễ thiếu hụt trong hồ nhiêu cây với ánh sáng cực mạnh. Cây thiếu N thường yếu và vàng lá chết dần. Chúng ta có thể cung cấp thêm N từ No3 bằng cách nuôi thêm cá, cung cấp thêm phân nước Nitrogen (hoặc phân khô Kali Nitrat – Kno3 mình sẽ nói ở bài sau). Nhưng cũng nên cẩn thận, lượng No3 cao trong hồ thủy sinh gây độc nước, chết cá tép và làm cây xoăn, rụng lá và chết rễ. Cách giảm No3: thay nước, dùng lọc và vật liệu lọc hiệu quả…

    – Phosphorus (P): dinh dưỡng chính cho cây thủy sinh, P từ Po4 thường tự sinh trong hồ qua phân cá, lá cây chết…Hồ nuôi ít cá và nhiều cây, ánh sáng mạnh thường bị thiếu hụt Po4 – cây thủy sinh không có po4 thì không thể dùng co2 quang hợp, không thể hấp thụ những chất dinh dưỡng khác, điều này gây mất cân bằng dinh dưỡng làm cây cối ngừng phát triển, chết dần – phát sinh rêu hại.Chúng ta bổ xung P bằng phân nước Phosphorus (hoặc phân khô KH2PO4 mình sẽ nói ở bài sau). Hồ dư Po4 thường là do bộ nền, hoặc quá tải cá tép, gây chết cá và cũng làm mất cân bằng dinh dưỡng. Các bạn có thể giảm Po4 bằng cách thay nước, nuôi 1 lượng cá vừa phải, dùng bộ lọc tốt

    – K (Potassium): dinh dưỡng chính cho cây thủy sinh, thường dễ bị thiếu hụt vì đa số các công ty nước máy đã loại bỏ K ra khỏi nguồn nước cung cấp. Thiếu K thường làm lá cây lung lỗ nhỏ, sau đó to dần, rụng lá và chết cây. Chúng ta có thể bổ xung K bằng phân nước Potassium (Hoặc K2SO4 mình sẽ nói ở bài sau)

    – Magnesium (Mg): dinh dưỡng đa lượng, nhưng nước máy ở VN đa số đã có đủ lương Mg rồi nên chúng ta hầu như không bao giờ phải cung cấp thêm.

    – Sulphur (S) và Calcium (Ca): như Mg ở trên, nước máy ở VN có sẵn 1 lượng đủ 2 chất này

  • – Oxygen và Hydrogen: không đáng quan tâm, nó có trong nước sẵn (H2O)
  •  
  • 7. DINH DƯỠNG VI LƯỢNG MICROS
  • Thiếu hụt vi lượng là nguyên nhân chính của nhiều hồ thủy sinh của các bạn newbie. Những chất vi lượng quan trọng bao gồm:
    iron (Fe), magnese (Mn), chlorine (Cl), copper (Cu), boron (B), molybdenum (Mo), cobalt (Co), nickel (Ni)
    Dư vi lượng cũng gây nguy hiểm cho cá tép và cây, ví dụ dư kim loại nặng Cu gây chết tép, đặc biệt là tép ong, dư FE thường gây rêu chùm đen và rêu tóc. Để loại bỏ kim loại nặng chúng ta có thể dùng bộ lọc RO, vật liệu lọc chuyên dụng, còn giảm vi lượng chung chung thì có thể thay nước. Để bổ xung vi lượng chúng ta có thể dùng phân nước nhu Seachem Flourish chẳng hạn (Hoặc phân khô tenso cocktail hay Plantex CSM+B)
  •  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *