SETUP BỂ THỦY SINH MINI

Bể thủy sinh đơn giản thông thường là bể trống, có nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau.

Bể cá thủy sinh mini là gì?

Bể cá có 2 loại: bể thủy sinh đơn giản thông thường và bể cá thủy sinh mini. Bể thủy sinh đơn giản thông thường là bể trống, có nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau.

Loại bể thủy sinh đơn giản này được đa số người nuôi cá lựa chọn. Việc setup bể thủy sinh đẹp, tiện lợi cho việc chăm sóc cá và vệ sinh bể.

Ngược lại bể cá thủy sinh mini phải trải qua một quá trình chăm sóc với nhiều yêu cầu khắt khe. Muốn có một bể thủy sinh đẹp đòi hỏi người chơi phải có sự kiên nhẫn và kiến thức nhất định. Một bể thủy sinh đẹp đúng chuẩn là một hệ sinh thái thu nhỏ, với các điều kiện được khống chế chặt chẽ.

 

Ngược lại bể cá thủy sinh mini phải trải qua một quá trình chăm sóc với nhiều yêu cầu khắt khe

Đồ dùng cần thiết cho 1 bể cá thủy sinh mini để bàn

Nền lót setup bể thủy sinh đẹp

Khi thiết kế một bể cá thủy sinh mini, điều đầu tiên cần quan tâm là lựa chọn cát trải nền. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều vật liệu để làm nền bể.

Trong đó cát tự nhiên được nhiều người chơi bể thủy sinh lâu năm ưa chuộng. Do những ưu điểm vượt trội của loại cát này. Phù hợp với những bể thủy sinh đơn giản, không cầu kì.

Cát thiên nhiên

Cát trắng có nguồn gốc từ các vùng biển được rất nhiều người ưa thích vì tính thẩm mỹ cao. Giúp bể thủy sinh đẹp sống động hơn. Tuy nhiên cát trắng có nhược điểm là rất nhanh bẩn. Đòi hỏi người chơi phải vệ sinh chăm sóc thường xuyên hơn

Có giá cả phải chăng hơn các loại nền nhân tạo, có độ bền và độ ổn định cao. Tính chất hóa học, vật lý phù hợp với nhiều loại cây thủy sinh. Được sử dụng phổ biến khi setup bể thủy sinh đẹp mắt và an toàn.

Cát sông

Có nguồn gốc từ đá tự nhiên, thành phần tương đối phức tạp, có lẫn nhiều khoáng chất. Cát sông rất dễ rửa sạch lại dễ tìm. Ít hòa lẫn mùi vị, không ảnh hưởng đến chất lượng nước, giúp bể thủy sinh đẹp và bắt mắt.

Cát sông thích hợp cho bể thủy sinh đơn giản và cá ưa sống trong nước mềm. Ví dụ: nhóm cá Tetra, các giống cá Chuột, các loại cá Cichlid từ sông ngòi. Cũng rất phù hợp để tạo cảnh cho bể cá thủy sinh mini.

Cát san hô

Được làm từ san hô tự nhiên, có tác dụng hỗ trợ làm ổn định chất lượng nước. Giúp tăng tính thẩm mỹ, đồng thời còn giúp phân giải một số tạp chất gây hại cho cá.

Cát san hô có tính chất như đá san hô, sẽ làm nước từ từ trở nên cứng và tăng độ kiềm. Vì vậy thích hợp với cá biển và cá sống trong nước cứng, nhóm cá Cichlid châu Phi. Với cát san hô, bể thủy sinh đẹp hơn rất nhiều.

Cát thạch anh

Có màu trắng hoặc trong suốt, sáng bóng cho các bể thủy sinh đơn giản. Đa số có nguồn gốc từ Mỹ và Hà Lan. Cát silic có ưu điểm là tính ổn định cao, có tác dụng tăng tính thẩm mỹ cho bể cá. Áp dụng cho cá sống ở nước mềm. Dễ dàng để tạo cảnh cho bể cá thủy sinh mini.

Cát muối tiêu

Có màu đen trắng lẫn lộn, tạo cảm giác tự nhiên cho bể thủy sinh đẹp mắt. Cát muối tiêu ít làm thay đổi độ pH của nước.

Nền bể cá thủy sinh mini chính là lớp cát, sỏi dưới đáy bể cá. Nền có vai trò trong việc hỗ trợ và tác động tới hệ sinh thái và sinh vật có trong bể. Là nơi để các loại cây thủy sinh bắt rễ và phát triển. Sử dụng nền phù hợp sẽ hỗ trợ cho cây thủy sinh phát triển tốt.

Một số loại nền còn có tác dụng kích thích vi sinh vật có lợi phát triển trong bể cá thủy sinh mini. Đẩy nhanh quá trình phân giải thức ăn thừa và chất thải của cá. Tùy theo ý đồ của người chơi và chủng loại cây thủy sinh sẽ có loại nền khác nhau.

Gỗ lũa trang trí bể cảnh thủy sinh đẹp

Gỗ lũa đa phần là các cành cây, gốc, rễ cây mục, bị ngâm trong nước lâu ngày, chỉ còn phần lõi bên trong. Phần này có đặc tính tự nhiên là chắc, đanh và nặng. Và được đẽo gọt để trở thành những tác phẩm nghệ thuật, giúp bể thủy sinh đẹp mắt và ấn tương.

Gỗ lũa có thể là gỗ tự nhiên hoặc gỗ tươi được xử lý hóa học. Đa số người chơi thủy sinh hiện nay sử dụng gỗ tự nhiên do tính an toàn và màu sắc nguyên thủy.

Trước khi đưa vào bể cá thủy sinh mini, gỗ phải được luộc và phơi nắng để không phai màu. Việc luộc gỗ cũng giúp làm khúc gỗ no nước và chìm xuống. Không bị nổi lên khi thả vào nước. Tạo dựng 1 bể thủy sinh đẹp.

Đá trang trí bể cá thủy sinh mini

Để trang trí bể cá thủy sinh, ngoài gỗ lũa người chơi có thể thay thế bằng các loại đá tảng. Chủng loại đá trang trí rất đa dạng, hơn nữa có thể chìm ngay khi đặt vào 1 bể thủy sinh đơn giản nhất. Các loại đá đem lại vẻ độc đáo, cổ xưa cho bể cá thủy xinh đẹp.

Tuy nhiên không phải loại đá nào cũng có thể dùng cho bể cá thủy sinh mini. Chất liệu đá phải không độc, không ảnh hưởng đến chất lượng nước. Đá có hình thức đẹp, dễ tạo kiểu. Nhìn bể thủy sinh đơn giản nhưng vẫn nổi bật.

Các loại đá phổ biến để làm bể cá thủy sinh mini bao gồm: đá tiger, đá xanh, đá da voi, đá cuội, đá trầm tích, đá tai mèo, đá nham thạch, gỗ hóa thạch…

Cây thủy sinh trong bể cá cảnh

Các loại cây thủy sinh

Cây thủy sinh là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên một bể cá cảnh thủy sinh đẹp. Cây thủy sinh chia làm 3 loại: tiền cảnh, trung cảnh, hậu cảnh. Bạn có thể áp dụng cách phân chia này cho các bể cá thủy sinh mini tiêu chuẩn. Có nhiều người thích thiết kế bể thủy sinh đẹp theo dạng bất quy tắc để tạo cá tính riêng cho bể cá.

Theo thống kê không chính thức, trên thế giới có đến 500 loại cây có thể dùng để tạo cảnh cho các bể thủy sinh đơn giản cho đến phức tạp. Đa số có giá thành khá rẻ và không phù hợp với mọi loại chất nền. Một số loại có thể phát triển tốt mà không cần trồng trên đất.

Cây thủy sinh giúp tạo môi trường sinh thái lý tưởng cho cá phát triển. Cung cấp cho cá nơi trú ngụ, đẻ trứng và hỗ trợ lọc nước bể. Tạo điều kiện để vi khuẩn có lợi sinh sôi, giảm bớt dinh dưỡng dư thừa trong bể cá.

Lựa chọn cây thủy sinh phù hợp

Cây thủy sinh bao gồm cây ưa bóng và cây ưa sáng. Phù hợp với cả những bể thủy sinh đơn giản nhất. Như tên gọi, cây ưa bóng cần ít ánh sáng và cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng hơn cây ưa sáng không thể dưới 1w ánh sáng mỗi lít.

Cây ưa bóng không thể dưới 0,5w ánh sáng mỗi lít, và sau đó còn cả quang phổ, nhiệt độ màu, người mới sẽ từ từ tìm hiểu sau. Tính ưa sáng của cây thủy sinh có thể tham khảo ý kiến của người bán khi mua thực vật thủy sinh.

Tốt nhất bạn nên sử dụng nguồn sáng đèn LED tạo hiệu ứng cho bể thủy sinh đẹp hơn. Nguồn cung cấp khí CO2 không nên sử dụng dung dịch CO2. Máy sưởi kiểm soát nhiệt độ cũng rất quan trọng. Nhiệt độ trung bình là khoảng 26°C, cao hơn sẽ không phát triển tốt hoặc thậm chí chết.

Hệ thống lọc tốt cho bể cá thủy sinh mini

Cần có một hệ thống lọc hiệu quả và nên sử dụng lọc thùng. Bao gồm vật liệu lọc cho những bể thủy sinh đơn giản nhất. Ví dụ sứ lỗ lọc nước, đá maifan, than hoạt tính. Sứ lỗ nhằm cung cấp một không gian phát triển cho vi khuẩn nitrat hóa. Một loại vi khuẩn hiếu khí có thể phân hủy phân cá.

Vì vậy, nếu bạn mua bộ lọc cho bể cá thủy sinh mini, không thể chỉ sử dụng miếng bọt biển. Phải sử dụng vật liệu lọc này. Bản thân cây thủy sinh là một hệ thống nitrat hóa mạnh mẽ.

Tuy nhiên, nếu nuôi quá nhiều cá, thì thức ăn còn lại và phân cũng sẽ khiến nước xuống cấp do áp lực quá lớn của hệ thống Nitrat hóa.

 

Các bước để tạo một bể cá thủy sinh đẹp

Làm thế nào để trang trí bể cá thủy sinh mini vừa có tính thẩm mỹ vừa phù hợp với các loại cá? Đây là vấn đề mọi người chơi cá đều gặp phải. Có 4 bước quan trọng cần ghi nhớ nếu muốn có một bể thủy sinh đơn giản, đẹp mắt đó là: lọc nước, giữ ấm, chiếu sáng và sục khí.

  1. Lọc nước giúp cung cấp cho cá cảnh nguồn nước sạch, không độc hại. Đồng thời duy trì độ trong của nước của bể cá thủy sinh mini, rất nhiều loại cá cảnh có thể chết nếu nước bị vẩn đục. Phổ biến nhất hiện nay là hệ thống lọc tuần hoàn.
  2. Sử dụng đèn chiếu sáng có tác dụng cung cấp ánh sáng giúp cây thủy sinh quang hợp tạo ra khí oxy. Một vài loại tép cảnh và cá cảnh cần ánh sáng để lên màu đẹp. Tùy loại cây hoặc cá cảnh sẽ có yêu cầu ánh sáng khác nhau. Tạo quang cảnh cho 1 bể thủy sinh đẹp mắt.
  3. Ánh sáng đầy đủ giúp cá cảnh sinh trưởng, hơn nữa có tác dụng thẩm mỹ rất tốt.
  4. Máy sục khí oxy giúp tăng lượng oxy, đảm bảo dưỡng khí cho cá hô hấp trong các bể thủy sinh đơn giản. Cần dựa theo thói quen sống của cá để lựa chọn máy sục phù hợp. Có một số loại cá cảnh nhỏ có thể nuôi không cần máy sục. Phù hợp cho những người mới chơi, ít có thời gian rảnh rỗi.

Chọn lựa màu sắc setup bể thủy sinh

Trí tưởng tượng là chìa khoá khi setup bể thuỷ sinh đẹp. Hãy hình dung trong đầu bạn những cây cỏ và phụ kiện sẵn có. Cố gắng kết hợp chúng bằng nhiều cách. Nếu không hãy bắt đầu bằng việc sao chép 1 hồ mà bạn thích. Sau đó phát triển phong cách riêng của bạn.

Bước tiếp theo là chọn hậu cảnh. Có nhiều vật liệu để làm hậu cảnh cho bể cá thủy sinh mini. Có thể dùng xốp, gỗ, sơn màu, hoặc dính bằng cành lá để setup bể thủy sinh.

Khi sơn hay dùng keo dính: hãy dùng màu đen hoặc xanh lơ. Như vậy hồ của bạn sẽ có sự tương phản tuyệt vời và khiến ta dễ dàng tập trung vào bố cục hồ. Bạn sẽ chẳng muốn người ta chú ý vào hậu cảnh chỉ bởi vì nó đỏ chói lên?

Màu nền setup bể thủy sinh đẹp nhất nên là màu nâu, xám hay đen. Không nên dùng sỏi màu sặc sỡ, như vậy sẽ làm bể cá của bạn mất tự nhiên. Lưu ý chọn loại nền phù hợp với loại cây bạn trồng để giúp cây phát triển tốt.

Chọn hình dáng bố cục setup bể thủy sinh đẹp

Có nhiều kiểu bố cục cho bể theo trường phái thiên nhiên. Nhưng đây là những kiểu bố cục phổ biến và dễ làm nhất

  • Kiểu bể cá thủy sinh mini lòng chảo (cao hai bên và thấp ở giữa)
  • Setup bể thủy sinh đẹp theo kiểu dáng lồi (ngược lại với kiểu trên, thấp 2 bên và cao dần vào giữa)
  • Để tạo độ lồi không nhất thiết chỉ bằng cây cối như bạn thấy ở trên.
  • Setup bể thủy sinh đẹp mắt kiểu tam giác (cao từ 1 phía và đổ thấp dần xuống phía kia)

Bạn nên tránh bố cục bể cá thủy sinh mini hình chữ nhật (chỗ nào cũng cao). Nó chiếm lĩnh nhiều không gian và khoảng trống. Nhưng nó lại vô cùng quan trọng để tạo ra cảm giác về độ sâu.

Phụ kiện cho bể cá thủy sinh mini

Phụ kiện setup bể thủy sinh đẹp ở đây là những khối đá, gỗ lũa để tạo điểm nhấn cho bể. Khi tạo bố cục với đá, điều quan trọng là sử dụng một loại đá với nhiều hòn kích cỡ khác nhau. Làm sao cho khối đá phù hợp với bố cục chứ không phải chỉ lấy một khối thật đẹp.

Một khối đá đơn lẻ setup bể thủy sinh thường tạo cảm giác nhân tạo. 2, 3 hay nhiều khối đá xếp theo bố cục rõ ràng sẽ tạo cảm giác tự nhiên hơn nhiều.

Bây giờ thì hãy sắp xếp đá hay lũa theo kiểu tam giác (nếu có ít nhất 3 hòn). Hòn to nhất (nếu có) thường là điểm nhấn, nên cần sắp đặt nó 1 cách thật cẩn thận.

Không bao giờ dùng các loại đá hay lũa khác nhau cho 1 bể cá thủy sinh mini. Bạn có thể lượm ngay cả những hòn đá mà bạn cho là xấu nhất, nhưng chúng phải cùng chủng loại. Sắp xếp chúng theo nhóm, tôi tin rằng như vậy nhìn sẽ rất ổn.

Tạo điểm nhấn cho bể cá thủy sinh

Bể cá thủy sinh mini hoàn chỉnh cần có bạn một hoặc nhiều nhất là hai điểm nhấn. Đó là những vật sẽ thu hút tầm nhìn của bạn. Một hòn đá, một cành gỗ lũa hay một khóm cây đẹp. Vị trí đặt điểm nhấn cần tuân theo tỉ lệ vàng.

Đa số người mới chơi thường đặt khóm cây đẹp nhất vào ngay giữa hồ. Nhưng rồi trông lại chẳng ổn tí nào. Đó là bởi vì bố cục cân xứng thường không tạo được cảm giác thoải mái cho mắt. Nhất là khi bạn ngồi hàng giờ để ngắm hồ.

Tỉ lệ tốt nhất cho mắt bạn là 1:1,618… (tỉ lệ vàng). Bạn chia hồ thành 2 phần, 1 phần với tỉ lệ 1,618, phần kia là 1. Làm thế nào để chia ra? Chỉ cần chia chiều dài hồ cho 2.618. Lấy kết quả đó rồi đo từ một cạnh hồ lại, đánh dấu.

Phần còn lại sẽ là 1,618 (ví dụ hồ dài 70cm chia cho 2.618 => 26.73cm). Vị trí này gọi là tiêu điểm đặc biệt, điểm nhấn hay tuỳ bạn gọi… Không nên tạo 2 điểm nhấn trong một hồ nhỏ dưới 200L.

Lưu ý khi thiết kế bể thủy sinh đơn giản

Đối với lớp nền

Lớp nền là nơi cung cấp chất dinh dưỡng cho cây thủy sinh trong bể. Cũng là nơi để cây bắt rễ, tạo vẻ đẹp cho bể. Vì vậy, trải lớp nền đúng cách là bước rất quan trọng khi làm một bể cá thủy sinh mini.

Bạn nên trải một lớp cát sỏi ở phần nền dưới đáy hồ để setup bể thủy sinh đơn giản. Mục đích là để rễ cây có chỗ để bám và không bị không bị thối rễ.

Trải thêm một lớp phân vi sinh nhả chậm và không tan trong nước. Lớp phân này sẽ là nguồn sinh dưỡng chính giúp cho cây của bạn phát triển xanh tốt hơn.

Trong quá trình setup bể thủy sinh đơn giản và cho nước vào bể, hãy cho nước chảy một cách nhẹ nhàng. Để tránh tình trạng nước chảy mạnh sẽ làm hỏng lớp nền trên bề mặt đáy bể. Nước chảy mạnh cũng khiến bể nhanh đục và không còn đẹp mắt.

Không thả cá mới mua vào bể cá thủy sinh mini

Không nên thả cá ngay khi vừa setup bể thủy sinh. Vì trong thời gian này hệ sinh thái trong bể chưa ổn định. Trong bể còn quá nhiều chất độc hại đối với cá.

2 – 3 ngày sau mới thay nước khoảng 50% và có thể thả cá hay tép ăn rêu. Vì đa số những loại cá ăn rêu có sức chịu đựng với môi trường tốt hơn. Sau ít nhất 2 tuần mới có thể thả cá cảnh vào bể cá thủy sinh đẹp mà bạn đã chuẩn bị.

———————– MÂY AQUA ———————-

 

💖Cửa hàng chuyên cá bảy màu, cá thủy sinh, tép, cá vàng, phụ kiện, setup bể

 

🐟FB của Shop: https://www.facebook.com/groups/2505967292787077

 

👾 Link nhóm Zalo cập nhật danh sách và Clip mới: https://zalo.me/g/sglckm457

 

🌸 Kênh Youtube: https://youtube.com/channel/UCGsoUkEscCVi8ncSeg0_kwA

 

🏛️Địa chỉ :Số 337 VŨ TÔNG PHAN – KHƯƠNG ĐÌNH – THANH XUÂN- HÀ NỘI

 

🔥Shopee : tuantandan

 

📞Hotline/Chốt đơn nhanh : 0961774494

 

🎹Website : http://mayaqua.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *