✍ HƯỚNG DẪN ÉP CÁ BETTA ĐẺ HIỆU QUẢ CAO ✍

7 Bước Ép Đẻ Cá Betta

Bước 1: Chọn Giống Cá

Khi chọn cá để nuôi chúng ta có thể dựa vào những tiêu chí sau:

Màu sắc cá

Cần chọn Cá Betta  có màu sắc rực rỡ, đối với loài cá này chúng ta có thể chọn màu sáng hoặc tối miễn sao chúng có vẻ bề ngoài bắt mắt

Khi chọn cá chúng ta không nên chọn những con cá có màu sắc xỉn, xấu xí hoặc da lên màu một cách mờ nhạt sẽ không đẹp trong quá trình nuôi và rất khó lên màu.

Hành động của cá

Nên chọn những con cá linh hoạt và nhanh nhẹn, chúng bơi liên tục. Những con cá Betta  nhanh nhẹn và khỏe mạnh sẽ thích nghi rất nhanh với môi trường, sinh trưởng và phát triển tốt trong quá trình nuôi.

Tình trạng vây

Chúng ta cần chọn những con cá có đuôi vay hoàn hảo, không chọn những con cá có đuôi vay bị thương, bị rách vì chúng sẽ chậm lớn, có thể bị chết trong quá trình nuôi nếu như nước bị nhiễm khuẩn.

  • – Đối với con trống: chúng ta nên chọn những con cá có kích thước lớn, có màu sắc rực rỡ. Không chọn những con cá bị rách vây, có màu sắc xấu hoặc nhợt nhạt, không chọn những con bị dị tật. Cá trống phải là những con khỏe mạnh và hung hãn nhất thì mới cho tỷ lệ cá sau khi ép thành công cao.
  • – Đối với con mái: Con mái cần chọn những con khỏe mạnh, có vẻ ngoài hoàn thiện, đẹp, nên chọn những con có bụng tròn, hậu môn có những mụn trắng là dấu hiệu cho thấy cá đã đến giai đoạn đẻ trứng tốt.
 

Bước 2: Chuẩn Bị Bể

Chúng ta cần chuẩn bị khay nhựa hoặc thau nhựa với dung tích 15-20 lít nước hoặc bể kính nhỏ kích thước 15x15x20 cm

Đây là một trong những loại cá có khả năng hô hấp tốt nên chúng ta không cần quá chú trọng vào việc đầu tư sục khí cho bể cá và trong bể cần chuẩn bị rong, mút xốp, cây cảnh thủy sinh…

Bước 3: Cho Cá Mái và Cá Trống Làm Quen

Thả cá cái vào bể trước để nó quen với môi trường và khám phá những nơi trú ẩn. Hai ngày sau chúng ta cách ly cá cái (bằng chai nhựa cắt hai đầu) sau đó thả cá đực vào. Cả hai sẽ bắt đầu phùng mang, giương vi lẫn nhau. Để tầm 5-7 ngày cho 2 con cá quen mặt nhau.

 

Bước 4: Thả Cá Mái vào

Khi cá trống nhả bọt thật nhiều, thì bắt đầu thả cá mái vào. Cá trống thường rỉa vây và đuổi cá mái bơi vòng quanh.

Sự xuất hiện sọc dọc trên thân cá cái là dấu hiệu cho thấy nó chuẩn bị sinh sản (nên nhớ cá cái nền nhạt sẽ không có các sọc này). Duy trì hiện trạng 1-2 ngày để cá đực có thời gian xây tổ bọt. Cá cái bị kích thích tạo ra nhiều trứng.

Bước 5: Vớt Cá Mái Ra

Khi cá mái đã đẻ trứng xong, nó hay nằm ở một góc hồ. Ta bắt cá mái ra, để cá trống chăm trứng. Cá trống sẽ nhanh chóng nhặt trứng lên tổ bong bóng.

Từ giai đoạn này trở đi, ta sẽ lưu ý để can thiệp. Thường nếu cá trống có tật ăn trứng thì nó sẽ xơi không còn trứng nào. Còn nếu bạn thấy trứng không mất đi, nghĩa là bạn có thể yên tâm vì con trống đó không ăn trứng đâu.

Bước 6: Chờ Trứng Nở

Sẽ mất khoảng 2-3 ngày để trưng nở. Trong khoảng thời gian này bạn nên cho cá ăn một lượng nhỏ ( Nếu cá chưa ăn thì nên hút thức ăn thừa ra) 

Cá trống sẽ liên tục thay bong bóng vỡ do cá con chớm nở sẽ bám vào bong bóng.

Thời gian đầu, thường thì cá trống vẫn đủ sức giữ tổ trứng, nhưng khoảng 24h sau đó (đây là thời điểm trứng đang nở), đa số những con trống kém về khả năng chăm con thì hay thể hiện khiếm khuyết trong giai đoạn này. Các bạn quan sát thấy trứng đã chuyển thành cá con (có đuôi dài ra nhưng bụng vẫn mang noãn hoàn). Nhưng chúng chưa biết bơi ngang đâu. Chúng chỉ chuyển động giật, nghĩa là chúng vọt qua vọt lại hay xoay vòng, lúc vượt lên mặt nước, lúc chìm xuống đáy bể kính. Nếu các bạn quan sát thấy có quá nhiều cá con nằm dưới đáy bể mà cá trống vẫn tỉnh bơ như không có chuyện gì xảy ra thì đúng là nó không biết chăm con đó.
Khi gặp trường hợp như vậy, các bạn lập tức dùng tay (đã rửa sạch) bắt cá trống ra. Lưu ý là ta không dùng vợt bắt cá trống vì có thể vướng cá con trong vợt.

Bước 7: Vớt Cá Bố và Nuôi Cá Con Nước Cạn

Vớt Cá Bố về bể bình thường.

Sau đó bạn dùng ống hút nước lại nhỏ, loại mà ta hay dùng cho các máy thổi khí, hút nước trong bể ép cá ra ngoài. Hút chậm rãi, coi chừng hút nhầm cá con. Khi gần cạn, để tránh hút nhầm cá con, các bạn có thể dùng ống chích loại lớn hút nhiều đợt cho đến khi mực nước chỉ còn độ 0,5 cm thôi. Với mực nước như thế, cá con không cần cá bố vẫn có thể ngoáy đuôi trồi lên mặt nước dễ dàng để có thể lấy dưỡng khí. Một điều lưu ý là với mực nước thấp như thế sẽ rất dễ gặp nguy cơ nước bị ô nhiễm, nên khi ép cá các bạn phải vệ sinh bể thật sạch, dùng nước mới hoàn toàn. Các bạn tránh để bể ép cá nơi có ánh sáng quá mạnh (gần chỗ có nắng) hay quá tối.
Sau khi rút nước xong, các bạn đậy nắp hồ ép lại nhưng đừng quá kín nhé. Vấn đề còn lại là các bạn chỉ chờ đợi thôi. Nếu thời tiết ấm, chỉ cần một ngày sau nữa là cá con bơi ngang được. Còn khi trời mát hay lạnh, phải chờ đến 2 ngày sau. Các bạn nhớ theo dõi thường xuyên một chút để can thiệp ngay, vì nguy cơ ô nhiễm nước đang rình rập.
Khi thấy cá con khỏe rồi, chúng bơi ngang được rồi thì lập tức cho nước xà lách có trùng cỏ vào, nhưng với một lượng rất ít, độ chừng vài giọt ở mỗi góc Bể
Một ngày sau ta lại dùng ống chích loại lớn như lúc rút nước, nhưng lần này là để châm nước vào. Cho nước dâng lên thêm khoảng 1 cm. Nhớ cho cá con ăn trùng cỏ.
Cuối cùng, khi thấy cá con ăn được trùng cỏ thì ta có thể đổ ra hồ lớn. Bể lớn cần nhất là rộng rãi chứ không cần nước cao.

———————–  MÂY AQUA   ———————-

💖Cửa hàng chuyên cá bảy màu, cá thủy sinh, tép, cá vàng, phụ kiện, setup bể

🐟FB của Shop: https://www.facebook.com/groups/2505967292787077

Link nhóm Zalo cập nhật danh sách và Clip mới: https://zalo.me/g/sglckm457

🏛️Địa chỉ :Số 337 VŨ TÔNG PHAN – KHƯƠNG ĐÌNH – THANH XUÂN- HÀ NỘI

🔥Shopee :TUANTANDAN

📞Hotline/Chốt đơn nhanh : 0961774494

🎹Website : Mayaqua.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *