SINH SẢN Ở CÁ BÌNH TÍCH- TRÂN CHÂU

Cá bình tích là dòng cá dễ đẻ và đẻ rất nhiều. Đây là loài đẻ trứng, trứng sẽ nằm trong bụng cá mái cho đến ngày sinh nở. Cá mái thường chọn những cá đực khỏe và to lớn để giao phối. 

1. Phân biệt cá đực và cá mái

  • Cá đực: có kích thước lớn hơn, phần vây hậu môn nhọn, vây lưng rộng, dài, ánh kim, đuôi có hình vòng cung, người dài
  • Cá mái: Vây lưng thấp, nhỏ, người ngắn, bụng to, vây tròn hơn.

2. Quá trình thụ tinh

  • Trong quá trình giao phối, cá mái sẽ lựa chọn cá đực khỏe và lớn nhất.
  • Kết thúc quá trình thụ tinh ( từ 35-45 ngày) cá con sẽ nở ra từ trứng.
  • Cá mái có thể đẻ lên tới 100 cá con mỗi lần.

3. Dấu hiệu cá mái sắp đẻ

  • Với cá bình tích sắp đẻ thì bụng thường rất to, hậu môn đen.

  • Cá sắp đẻ thường thích chui vào góc. cá rất nhạy cảm với nước mới.
  • Đăc biệt, khi thay nước cá rất dễ đẻ

4. Nuôi cá bình tích con

Cá bình tích con có khả năng bơi ngay sau khi vừa đẻ nhưng do hơi yếu nên các con khác tưởng là loăng quăng, ấu trùng nên đã ăn cá con. Để tránh điều đó xảy ra thì các bạn nên chăm sóc cá đẻ như sau:

  • Khi các con cá cái có cái bụng to và sắp đẻ các bạn phải vớt cá mẹ ra một hồ cá nhỏ riêng, một môi trường riêng yên tĩnh, không có bất kỳ điều gì tác động.

  •  Sau khi cá mẹ đẻ xong thì bạn lại phải vớt cá mẹ ra một môi trường khác nữa hoặc trả lại vào bể để tránh tình trạng một số cá mẹ ăn cá con

  • Khi cá đã lớn bằng 1/2 cá bố mẹ thì có thể thả vào hồ nuôi chính. Lúc này không sợ cá bố mẹ ăn thịt nữa.
  • Thức ăn cho cá con: bạn có thể cho ăn bobo hoặc atermia tươi ấp sẵn hoặc cám nghiền nhỏ. 
  • Lưu ý:  chỉ cho ăn 1 lượng vừa đủ tránh làm dư thức ăn gây hỏng nước

Anh em nếu đang cần dòng này có thể mua tại MÂY AQUA nhé. Shop luôn đảm bảo dưỡng cá khỏe mạnh, sinh sản tốt ạ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *