Hướng dẫn anh em tiêu diệt Ký sinh trùng trong bể cá

  • Trong quá trình nuôi cá cảnh thì việc xuất hiện ký sinh trùng là điều không thể tránh khỏi. Nếu anh em không xử lý kịp thời và để lâu sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng môi trường nước và cá trong bể. Do đó, anh em hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về cách tiêu diệt Ký sinh trùng trong bể cá nhé!
  1. Tấc hại của việc ký sinh trùng trong bể: Chúng sẽ nhanh chóng tấn công cá và kí sinh trên cơ thể cá. Sau đó hút chất dinh dưỡng khiến cá bị bệnh. Có nhiều bệnh lây lan khiến cả đàn cả nhiễm bệnh. Thậm chí có thể tử vong đột ngột. Những loại kí sinh trùng bể cá cảnh này hoạt động mạnh và phát triển rất nhanh. Và thường anh em không để ý đến khi cá bị bệnh thì mới phát hiện ra.
  2. Các loại kí sinh trùng phổ biến trong bể cá

Bệnh nấm Cryptococcus

Trước khi nuôi cá dùng dung dịch Đồng sunfat nồng độ 8mg/L tắm cho cá trong 20 – 30 phút. Việc này có thể phòng ngừa bệnh phát sinh khá hiệu quả. Khi phát hiện ký sinh trùng trong hồ gây bệnh cho cá dùng hỗn hợp Đồng sunfat và Sắt (II) sunfat tỉ lệ 5:2, nồng độ 0.7mg/L rắc khắp hồ nuôi.

Bệnh trùng Myxosporea

khi phát bệnh do ký sinh trùng trong hồ cá tên Myxosporea dùng Đồng sunfat nồng độ 0.5-0.6mg/L rắc xung quanh hồ nuôi. Dùng thuốc diệt bào tử nồng độ 3 – 4mg/L liên tục trong 3 ngày.

Bệnh trùng bánh xe

Khi ký sinh trùng trong hồ cá tấn công khiến cá bị bệnh sẽ có màu sắc nhợt nhạt. Thân cá có nhiều nhớt màu trắng đục, đuôi, vây bị xơ mòn, bơi lội không định hứng, thân cọ vào cây cỏ như bị ngứa.

Trước khi nuôi cá dùng vôi bột sống khử trùng ao. Khi cá con lớn được khoảng 2cm, thì mỗi 67m², mặt nước sâu 1m thì đặt 15kg lá xoan. Cứ cách 7 – 10 ngày thì thay một lần.

Có thể phòng ngừa bệnh ký sinh trùng trong hồ cá phát sinh do trùng bánh xe. Khi phát bệnh có thể dùng hỗn hợp Đồng sunfat và Sắt (II) sunfat tỉ lệ 5:2, nồng độ 0.7mg/L rắc khắp hồ nuôi. Mỗi 67m² mặt nước, sâu 1m, dùng 30kg nước nấu lá xoan đổ quanh ao. Nó có tác dụng diệt trùng bánh xe.

Bệnh rận cá

Ký sinh trùng bể cá cảnh thuộc giống Argulus và Alitropus màu trắng ngà, có hình dạnh giống con rệp nên còn gọi là rận cá, hoặc bọ cá, bọ vè, có thể nhận thấy bằng mắt thường.

Ký sinh trùng trong hồ cá bám trên da cá hút máu cá đồng thời phá hủy da, làm viêm loét tạo điều kiện cho các sinh vật khác tấn công. Áp dụng cách phòng trị giống trùng mỏ neo hoặc dùng thuốc tím (KMnO4) nồng độ 10 g/m3 dùng trong 1 tiếng.

Bệnh trùng mỏ neo

Tác nhân gây bênh là ký sinh trùng trong hồ cá có tên Lernaea, dạng giống mỏ neo, cơ thể có chiều dài 8 – 16 mm, giống như cái que, đầu có mấu giống mỏ neo cắm sâu vào cơ thể cá.

Cá nhiễm bệnh kém ăn, gầy yếu, chung quanh chỗ trùng bám là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Bệnh gây tác hại lớn cho cá giống và cá hương. Trùng thường ký sinh ở da, mang, vây, mắt… trên các loài cá cảnh.

Cần kiểm tra trước khi thả nuôi, nếu phát hiện ký sinh trùng trong hồ cá thì dùng thuốc tím liều lượng 10 – 25 g/m3 tắm trong 1 tiếng. Trị bệnh có thể dùng lá xoan (cây sầu đầu tây), liều lượng 0,3 – 0,5 kg/m3 nước. Hoặc có thể dùng Hadaclean theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bệnh sán lá đơn chủ

Tác nhân do sán lá đơn chủ 16 móc (Dactylogyrus) hoặc 18 móc (Gyrodactylus) ký sinh trùng trong hồ cá bám vào da và mang cá. Cá bị bệnh thường hô hấp kém do mang và da tiết ra nhiều dịch nhờn, phần da và mang cá bị ký sinh sẽ viêm loét, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và một số vi sinh vật khác gây bệnh.

Có thể dùng hóa chất giống như điều trị bệnh trùng mỏ neo hoặc dùng Hadaclean với liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *