Nguyên nhân gây bùng phát Rêu hại trong bể thủy sinh

Rêu hại trong bể thủy sinh là một vấn đề xuất hiện rất nhiều đối với anh em chơi thủy sinh, dù là dân mới chơi hay dân chuyên nghiệp thì cũng không thể tránh được việc xuất hiện Rêu hại trong bể của mình. Khi hồ thủy sinh bị mất cân bằng vì 1 lý do nào đó, rêu hại sẽ xuất hiện để hấp thụ lượng năng lượng dư thừa, khi hấp thụ hết nó sẽ tự động biến mất.

Hãy cùng Mây tìm hiểu một số các loại Rêu hại thường xuất hiện, nguyên nhân và cách phòng tránh Rêu hại nhé!

  1. Các loại Rêu hại điển hình trong bể thủy sinh
  •  Rêu tóc, rêu chỉ (Hair/Thread Algae): là một loại rêu có sợ xanh mọc thành sợi dài

  • Rêu chùm đen ( Black Brush/Beard): là một dạng Rêu  bám vào các riềm lá cây, lũa và các vật trang trí trong bể thuỷ sinh, có dạng bụi màu tối, mượt.

  • Rêu nước xanh, Tảo nước xanh (Green Water): Nước xanh là do sự bùng nổ của loại rêu đơn bào green planktonic algae. Các tế bào rêu sẽ nhân bản cực nhanh cho đến khi nước chuyển sang màu xanh.

  • Rêu đốm xanh (Green Spot): Rêu đốm xanh tạo thành những khu nhỏ các đơn bào rêu mọc trên lá cây và thành kính.

  • Rêu bụi xanh (Green Dust Algae) : Loại rêu này trông giống như một lớp xanh mỏng trên kính và trên lũa

  • Rêu lông tơ (Fuzz Algae): Các loại tảo có sợi này nhìn rất dùng các chùm tơ

  • Rêu chùm- Cỏ mền ( Blanket weed- Cladophora): Rêu chùm có hình dáng rất giống rêu tóc,  là một nhánh của rêu có sợi xanh. Loại rêu này có thể hình thành những thảm lơ lửng trong nước hoặc bám vào lũa, sỏi và cây thuỷ sinh.

  • Rêu nhớt xanh (Blue Green):  là một loại nhất đầy vi khuẩn và dễ dàng phủ lên mọi thứ trong hồ cá thủy sinh, nó tự sinh và hấp thụ dinh dưỡng và dùng cả co2 để quang hợp.

  • Rêu sừng hươu (Staghorn): ó dạng màu xanh, trắng hoặc xám. Nó có mô hình phát triển giống sừng hươu.

  •  Tảo nâu ( Brown Algae): Tảo nâu là một loại rêu đơn bào có thể tạo thành một áo khoác màu nâu phủ lên các loại cỏ và cây nền, nền hoặc lá cây thuỷ sinh

2. Nguyên nhân gây Rêu hại trong bể thủy sinh

  • Ánh sáng: bật quá nhiều đèn, thời gian chiếu sáng quá nhiều trong một ngày.
  • Hệ vi sinh chưa ổn định: những bể mới setup 1 vài tuần sẽ dễ xuất hiện rêu hơn bể đã ổn định
  • Tạp chất hữu cơ trong nước (có trong nền, phân cá tép, thức ăn thừa, xác cá tép, lá cây chết phân hủy, kim loại nặng, nh3…): lượng hữu cơ quá nhiều, hoặc hồ trồng ít cây hoặc những cây hấp thụ dinh dưỡng ít và chậm, hệ vi sinh quá tải không phân hủy hết lượng hữu cơ này hoặc hồ bạn ít thay nước thì tất nhiên rêu hại sẽ bùng phát ngay.
  • Mất cân bằng dinh dưỡng: thiếu Carbon, Oxi, Đa lượng, vi lượng hoặc chất gì làm cây không đủ dinh dưỡng và yếu dần.
  • Nhiệt độ: khi nhiệt độ lên quá cao thì cây sẽ bị thiếu oxi và làm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây bị giảm gây ra Rêu hại

3. Cách phòng tránh

  • Ánh sáng cân điều chỉnh phù hợp.Khi bạn chỉ trồng những cây cần ít ánh sáng như rêu, ráy, dương xỉ, hoặc những cây phát triển chậm như bucep chẳng hạn, nhưng bạn lại cung cấp quá nhiều năng lượng từ đèn thì lượng năng lượng dư thừa, mất cân bằng này sẽ được rêu hại xuất hiện để hấp thụ. Khi bạn trồng thêm nhiều cây hấp thụ ánh sáng cao, hoặc bạn giảm sáng, thì rêu hại sẽ dần biến mất vì môi trường này đã hết lượng thức ăn cho chúng. 
  • Cung cấp đầy đủ oxi bằng sủi, sủi bio, lọc váng
  • Cung cấp đầy đủ carbon, đặc biệt là từ dạng khí co2
  • Thường xuyên thay nước bể cá tầm 20-30% bể/ 2 lần/ tuần. nuôi cá tép vừa phải, cho ăn có chừng mực, vệ sinh hồ, vớt xác cá tép, lá cây, 
  • Không châm quá nhiều Fe và vi lượng khi hồ trồng ít cây hấp thụ nhiều dinh dưỡng
  • Nên đảm bảo đủ dinh dưỡng đa vi lượng cho hồ, tránh tình trạng cây thiếu hụt dinh dưỡng và trở nên yếu, dễ bị rêu hại bùng phát và tấn công
  • Giữ nhiệt độ dưới 29-30 độ, tốt nhất là từ 22-27 độ
  • Nên nuôi những động vật ăn rêu hại như Tép mũi dài , Ốc Nerita, Bút chì, Oto, longfin, bống vàng….

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *