MỤC LỤC
ĐẶC ĐIỂM
Cá Mún hạt lựu có màu sắc rất đa dạng màu do sự pha trộn của 3 màu cá nguyên thủy: đỏ, vàng cam và đen mà lai tạo ra rất nhiều màu sắc khác nhau rất đẹp nhưng cá mún đỏ là phổ biến nhất.
Cá mún rất thích hợp sống trong môi trường thủy sinh
Ở điều kiện thích hợp cá cảnh sinh sản và phát triển mạnh
Cá khá hiền lành nên có thể nuôi ghép với các loại cá khác cùng loại như cá kiếm, cá mún, trân châu, bình tích, molly…
PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH
CÁ ĐỰC | CÁ CÁI | |
Hình dáng bụng | Bụng thon gọn | Bụng to, tròn (càng dễ nhìn khi cá sắp sinh sản) |
Màu sắc | Màu sẫm hơn | Màu nhạt hơn |
Vây kỳ | Kỳ trên lưng (vây lưng) dài rất đẹp | Kỳ trên lưng (vây lưng) thấp hơn |
Kích thước | Nhỏ hơn (2-3 cm) | To hơn (4-6cm) |
SINH SẢN Ở CÁ MÚN HẠT LỰU
LƯU Ý:
Cá mún là loại cá nhỏ nên sự biến đổi đột ngột nào về môi trường sống cũng có thể làm cho cá chết hoặc không phát triển được vì thế các bạn phải đặc biệt chú ý giữ ổn định môi trường sống của cá bằng cách :
- Thay nước không thay hêt nước của bể cá mà giữ lại một phần để cá không bị sốc nước dẫn đến cá chết
- Khi mua cá về phải cho túi vào bể để khoảng 15 phút mới thả cá vào bể để cá quen dần môi trường
- Khi thay nước vào bể cá phải chú ý cho nước với nhiệt độ tương đương không chênh quá nhiều (đặc biệt phải chú ý khi mùa đông)
Bể nuôi cá mún phải đủ lớn và có hệ thống lọc hiệu quả để lọc sạch các chất bẩn giúp môi trường nước luôn trong sạch , đẹp và làm giảm môi trường cho các mầm bệnh phát triển
Cá Mún hạt lựu bắt đầu sinh sản khi được 5-6 tháng tuổi. Quá trình mang thai trong vòng từ 1.5- 2 tháng. Mỗi lứa đẻ khoảng 20 đến 30 con.
CHUẨN BỊ CHO CÁ ĐẺ:
Cá mún là loại ấp trứng trong bụng sau đó cá sẽ đẻn con.
Cá rất mắn đẻ 1 năm đẻ từ 2 đến 3 lứa. Mỗi con đẻ 1 lứa từ 20 đến 50 con con.
Chuẩn bị bể cho cá đẻ, Bể cá đẻ là bể có thể tích từ 10 đến 20l cho vào một vài cuộng rong hoặc cây thủy sinh
Cá trong bể khi chửa to sẽ được vớt ra bể để chuẩn bị đẻ. Hàng ngày thay 2/3 nước mới, môi trường nước mới sẽ kích thích cá đẻ nhanh.
Sau khi cá đẻ vớt cá mẹ sang bể khác để cá con lại cho ăn và chăm sóc đến khi cá lớn (vì cá bố mẹ sẽ thường ăn cá con).
PHỐI GIỐNG CHO CÁ MÚN HẠT LỰU SINH SẢN
Trong quá trình giao phối, phần bụng của cá cái sẽ to dần và bớt thâm đen. Con đực sẽ không ngừng đuổi theo con cái cho đến khi quá trình giao phối kết thúc, Khi thấy vết đen to dần, lộ rõ hậu môn, lúc này có thể tách riêng cá đực và cá cái. Con cái có thể được đưa đến 1 bể chuyên dụng khác để chờ đẻ.
Khi hậu môn của cá cái chuyển sang màu đỏ và cá có xu hướng trốn vào trong góc, lười biếng là dấu hiệu cho thấy các chuẩn bị đẻ.
CÁC LƯU Ý TRONG THỜI KỲ CÁ MÚN SINH SẢN:
Khi nuôi cá Mún lấy trứng cần chú ý các điều sau:
- – Trong thời kỳ cá sinh sản, không được bỏ đói cá bố mẹ nếu không chúng sẽ ăn cá con khi mới nở vì tưởng chúng là thức ăn.
- – Khi bụng cá mún cái trở nên trong suốt, bạn có thể nhìn thấy phần trứng cá màu hồng bên trong. Lúc này cần tách cá mún mẹ sang bể riêng biệt với cá mún khác.
- – Sau khi sinh sản xong, nên đưa cá mẹ trở về bể cũ và nuôi cá con trong bể riêng kia.
- – Cá mún hạt lựu đỏ khi được 1 tháng tuổi có thể thả về chung bể với cá bố mẹ.
CHĂM SÓC CÁ MÚN HẠT LỰU CON
Cá nhỏ mới đẻ chú ý ít thay nước vì môi trường nước thay đổi sẽ làm cá sốc và chết.
Sau khi lòng đỏ dưới bụng cá con biến mất là có thể bắt đầu cho chúng ăn.
Thức ăn tốt nhất cho cá Mún hạt lựu đỏ con là atermia ( ấp sẵn hoặc dạng đông lạnh).
Nếu không có thể thay bằng lòng đỏ trứng luộc ( Tuy nhiên, tránh cho ăn quá nhiều sẽ gây đục hỏng nước)
Hoặc cho cá con ăn cám bóp vụn nhỏ cho vừa miệng cá con.