Cá cánh buồm còn gọi là Hắc Quần, Bánh lái, Cá váy là một loài cá cảnh trong hồ thủy sinh. Cá cánh buồm dễ nuôi hiền lành và tuổi thọ cao được nhiều người chơi cá cảnh thủy sinh yêu thích.
NOTE: Nếu như với dòng cánh buồm màu Việt thì sẽ bị phai màu sau một thời gian thả thì đối với dòng cá cánh buồm màu nhập này bạn thả sẽ KHÔNG BỊ PHAI MÀU.
-Xuất xứ: cá nhập Trung Quốc
-Màu sắc: đỏ đậm, tím, hồng
– Thể tích bể nuôi (L): 90 (L)
– Hình thức nuôi: Ghép
– Nuôi trong hồ rong: Có
– Yêu cầu ánh sáng: Vừa
– Yêu cầu lọc nước: Trung bình
– Yêu cầu sục khí: Ít
– Chiều dài bể: 60 – 80 cm.
– Thiết kế bể: Bể trồng cây thủy sinh mọc thấp. Cá bơi theo đàn, nên thả nhóm từ 6 con trở lên. Cá thích hợp bể nuôi chung với các loài nhanh nhẹn và vây ngắn vì cá có tập tính rỉa vây cá khác.
– Chăm sóc: Cá dễ nuôi, thích hợp cho người mới nuôi cá cảnh.
– Thức ăn: Cá ăn tạp, thức ăn bao gồm trùng chỉ, giáp xác, côn trùng, thức ăn viên.
– Giới tính:cá cánh buồm trống có vây dài, thân cá thon thả, màu đen trên mình hiện rõ, ở vây lưng cá có những hạt đen lấm chấm, vây hâu môn rộng bản hơn cá mái.Cá mái có vây ngắn hơn cá đực, màu sắc nhạt hơn, thân hình cá tròn trịa, đầy đặn.
– Sinh sản: Để có thể ép đẻ, nên thả ít nhất 3 cặp cá để chúng bắt cặp, nhưng điều kiện cá mái phái có trứng (có thể nhận biết bằng cách tắt đèn và dùng đèn pin rọi từ phía sau mình cá), hồ ép đẻ nên khoảng 50x40x40 và phía dưới đặt một tấm lưới inox cách đáy hồ khoảng 2cm. Sau 2 ngày, khi thấy bụng cá cánh buồm mái xẹp và có những hạt li ti màu vàng vàng ở dưới đáy hồ thì bắt hết cá ra, sau khoảng 1-2 ngày sau, cá con mới nở. Cho cá cánh buồm con ăn bobo, Artemia,… Sau 6 tháng là cá con đã trưởng thành và có thể cho ép đẻ tiếp.
admin –
test
admin –
test 2
admin –
test 43
admin –
get
admin –
up
admin –
now