✓ Tép Ong có tên gọi khác là Tép ong đỏ, King Kong, Ong Đài Loan.
✓ Tên khoa học là Caridina cantonensis.
✓ Kích thước: 2.5- 3cm
✓ Độ chăm sóc: trung bình dễ
✓ Điều kiện phát triển tốt nhất:
+ Kích thước bể: 40 lít
+ Nhiệt độ: 20-24 độ C
+ pH: 6.0 – 8.0
+ GH: 3 -6
+ KH: 0 -2
+ TDS: 120 – 150
+ Nitrat: <20ppm
✓ Tuổi thọ: 1-2 năm
Tép ong đỏ có dải ngang màu nâu đỏ nổi bật và nhiều chấm nhỏ trên cơ thể. Nó thường có 2 – 3 dải băng ngang cơ thể (ở phần cuối sau của mai và trên vùng bụng) .Sau nhiều thế hệ lai tạo chọn lọc, những con phổ biến nhất là sọc đen hoặc vàng có hoặc không có chấm. Nếu chúng gặp căng thẳng từ môi trường, chúng sẽ xỉn màu trong một thời gian.
Tép ong là loài ăn tạp. Trong một bể được xây dựng tốt, chúng thường có thể tự tìm đủ nguồn cung cấp thức ăn (tảo và màng sinh học ).
+ Tuy nhiên, để giữ cho tép Ong khỏe mạnh, phát triển hoặc tăng cường màu sắc của chúng , bạn nên bổ sung chúng thường xuyên bằng các loại thức ăn chuyên cho tép được bán rất nhiều trên thị trường.
+ Cung cấp cho chúng lá và rau chần (như cà rốt, rau mầm, rau bina, dưa chuột, bí xanh, v.v.) cũng sẽ giúp chúng nhận được tất cả các nguyên tố vi lượng cần thiết cho quá trình lột xác.
Lưu ý:
– Cho ăn quá nhiều có thể làm giảm chất lượng nước do đó làm tép bị stress và rút ngắn tuổi thọ hoặc có thể làm tép bị chết lai rai.
– Thức ăn thừa sẽ nhanh chóng bị phân hủy và thay đổi cân bằng hóa học của bể, làm hỏng nước trong bể dẫn đến việc tép bệnh, chết lai rai, hoặc không phát triển….
– Ngoài ra, cho ăn quá nhiều cũng có thể gây bùng phát các bệnh nhiễm trùng hoặc ký sinh trùng .
Bạn có thể cho tép Ong ăn chỉ một lần một ngày (hoặc một lần trong 2-3 ngày nếu bạn có bể đã ổn định), giúp quá trình nuôi không tốn kém và tránh hỏng nước. Nên cho chúng ăn theo khẩu phần có thể kéo dài tối đa 3 – 6 giờ khi ăn. Sau đó, bạn nên loại bỏ thức ăn thừa ra khỏi bể để tránh làm rối loạn chất lượng nước và khả năng nhiễm ký sinh trùng.
Giống như tất cả các loài tép khác, tép Ong lột xác khi chúng lớn lên.
✓ Tần suất lột xác phụ thuộc vào độ tuổi của tép. Ví dụ, tép Ong trưởng thành hoàn toàn lột xác sau mỗi 4 – 6 tuần, trong khi con non thường lột xác mỗi hoặc hai tuần.
✓ Trong giai đoạn này, tép sẽ có dấu hiệu giảm hoạt động và có dấu hiệu lẩn trốn, không bơi lội nhiều. Tuy nhiên, Bạn không nên chạm vào tép vì lúc này chúng rất dễ bị tổn thương và có thể chết nếu bị quấy rầy.
NOTE : Sau khi lột xác xong, không nên bỏ lớp vỏ cũ. Vì lớp vỏ ngoài chứa nhiều canxi và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Canxi đóng một vai trò rất lớn đối với bất kỳ loài tép nào. Tép Ong sẽ ăn vỏ đó và bổ sung canxi cho mình.