🙅🙅🙅NHỮNG NGƯỜI MỚI CHƠI THỦY SINH THƯỜNG MẮC PHẢI LỖI CƠ BẢN GÌ????

  • 1. THIẾU TÍNH KIÊN NHẪN
  • ✓ Lời khuyên đầu tiên cho những bạn muốn bước chân vào thú chơi này là hãy tập tính kiên nhẫn nếu không muốn mãi thất bại.
  • ✓ Nhiều bạn mới chơi thường nóng vội thả cá tép quá sớm, ngay sau khi set hồ hoặc trong thời gian trước khi hệ vi sinh ổn định; khi thả trong thơi gian này thì khả năng cá tép chết trong thời gian này là rất cao.
  • ✓ Mặt khác, khi cá tép chết trong thời gian hồ chưa ổn định sẽ tiếp tục làm hệ thống khó ổn định hơn.
  • 👉 Lời khuyên:
  • + Sau khi set hồ, chạy lọc 3-4 ngày đối với các dòng cá khoẻ (Vd: xecan, sọc ngựa, két, cánh buồm…) 5-7 ngày với các dòng bảy màu… 1-2 tuần đối với các dòng Tép và 2-3 tuần với các dòng cá yếu hơn( Vd: neon …)
  • + Có thể châm vi sinh ( bạn có thể tham khảo dòng men vi sinh BIO SPEED) kết hợp sục oxi cho hệ vi sinh phát triển nhanh hơn sẽ giúp bạn giảm được thời gian chờ đợi nước ổn định.
  •  
  • 2. LỰA CHỌN PHỤ KIỆN KHÔNG PHÙ HỢP VỚI BỂ CỦA MÌNH
  • ✓ Lỗi Hồ Thủy Sinh Bị Thiếu Ánh Sáng là một trong những nguyên nhân khiến cho hồ của bạn không thể xanh đẹp.
  • + Ánh sáng là lượng năng lượng lớn bạn cung cấp cho hồ thủy sinh, nếu những cây thích bóng râm phải hứng chịu 1 lượng ánh sáng lớn thì sẽ rất yếu, dễ vàng, cháy lá.
  • + Ngoài ra khi năng lượng dư thừa thì rêu hại sẽ phải xuất hiện để hấp thụ năng lượng đó. Thậm chí những loại cây thích sáng cũng dễ chăm hơn khi bạn dùng ánh sáng vừa phải, đỡ phải cung cấp thêm nhiều co2 hay phân nước.
  • ✓ Sử dụng lọc tràn trên: Lọc tràn trên chỉ thích hợp cho những bể nuôi các cảnh đơn thuần, không thích hợp cho bể thủy sinh
  • 👉 Lời khuyên:
  • + Lựa chọn đèn phù hợp với loại bể mà bạn muốn setup.
  • + Sử dụng lọc thác, lọc treo để mang tính thẩm mỹ cao và giúp cá thủy sinh của bạn đỡ bị stress. Nếu nuôi bảy màu hoặc tép thì có thể sử dụng lọc bio kết hợp máy sủi cũng khá ổn.
  •  
  • 3. THẢ CÁ KHÔNG ĐÚNG Thả quá nhiều cá, thả cá không phù hợp, cho cá ăn quá nhiều, chăm sóc cá quá nhiều là một trong các lỗi người mới chơi hay mắc phải.
  • ✓ Nhiều bạn quá tham cá mà thả quá nhiều, hoặc thả những loại cá không phù hợp (cá phá cây, phá nền, cá ị quá nhiều làm dơ nước…).
  • ✓ Chất hữu cơ trong phân cá là nguyên nhân chủ yếu gây mất cân bằng hệ vi sinh và gây bùng phát rêu hại – kẻ thù số 1 của hồ thủy sinh.
  • ✓ 1 vấn đề quan trọng nữa là các bạn nên cho cá ăn vừa phải, 1 lần / ngày là đủ, vì thức ăn cá là nguồn hữu cơ rất lớn.
  • ✓ Hạn chế cho tay vào hồ và tránh chăm sóc cá quá kĩ 1 cách không cần thiết.
  • 👉 Lời khuyên:
  • + Nên thả 1 số lượng cá vừa phải, ví dụ hồ 100 lít nước – 60 cm nên chỉ thả 30-40 con cá thủy sinh như cá neon, sóc đầu đỏ, hồ 90cm (200 lít nước) có thể thả 60-70 con, và hồ 1m2 (300 lít) có thể thả 90-100 con cá.
  • + Những loại cá nên hạn chế thả trong hồ thủy sinh là: cá mún (có thể thả 1 vài con thời gian đầu để cá dọn bớt nhớt từ lũa), cá 7 màu, cá ong tiên (nên thả ít), cá bống vàng (nên hạn chế vì nó hay đào nền), cá chuột (hạn chế vì hay cào nền làm bụi hồ)…
  •  
  • 4. LỖI TRONG VIỆC CHĂM SÓC BỂ THỦY SINH Nhiều bạn mới chơi nghĩ rằng hồ mới set, hồ dơ thì càng thay nhiều nước càng tốt, thậm chí thay 100% nước hằng ngày. Thật ra việc thay nước và chăm sóc hồ tùy thuộc từng hồ, từng loại nền… Nhưng gốc rễ của 1 hồ thủy sinh ổn định là có 1 hệ vi sinh ổn định, và việc thay nước quá nhiều thì sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ vi sinh này.
  • 👉 Lời khuyên:
  • + Thay nước 20-30%/lần, 2-3 lần/ tuần
  • + Không nên vệ sinh quá kỹ bộ lọc
  •  
  • 5. LIÊN TỤC BỐ TRÍ LẠI BỂ Việc liên tục bố trí lại các cảnh quan, thiết bị trong bể thủy sinh có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cá và cây trồng.
  • 👉 Lời khuyên: Bạn nên thiết lập bể cẩn thận trước khi bắt đầu thả cá và tránh tối đa việc thay đổi.
  •  
  • 6. BỂ THỦY SINH BỊ THIẾU OXY
  • ✓ Hồ thiếu oxy sẽ làm cá bị stress, bơi lật nghiêng, ngáp ngoi trên mặt nuớc. Nếu tình trạng kéo dài, cây cối trở nên còi cọc.
  • ✓ Nguyên nhân: Do thiếu sáng hoặc thiếu dinh duỡng làm cây chậm lớn, quá trình quang hợp kém dẫn đếm giảm phóng thích oxy vào môi truờng nuớc, giảm chuyển hoá nitơ. Hoặc có thể do bổ sung quá nhiều CO2 vào hồ (trên 30ppm).
  • 👉Biện pháp xử lý: Ðiều chỉnh hệ thống ánh sáng (tăng sáng), kiểm tra lọc (vệ sinh lọc), kiểm tra hệ thống CO2 (giảm nếu quá nhiều), tăng cuờng dòng chảy, bổ sung dinh duỡng (phân nuớc, phân nhét).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *