NGUYÊN NHÂN XUẤT HIỆN RÊU HẠI TRONG BỂ
- – Do chất lượng nước bể đi xuống. Bể quá lâu không thay nước hoặc cho cá ăn quá nhiều.
- – Thức ăn thừa và chất thải của cá khiến nồng độ Photpho hoặc đạm tăng quá cao. Dẫn tới tảo nâu phát triển mạnh trong hồ cá. Tảo nâu thường bám vào cây thủy sinh, bề mặt kính và nền.
- – Do mật độ cá quá dày. Vừa làm nước nhanh bẩn, vừa gây thiếu oxy trong nước. Cá nuôi quá dày rất dễ mắc bệnh. Một khi đã có dịch thì rất khó trị và dễ lây lan. Tỉ lệ phù hợp nhất là 1L nước tương ứng 1cm cá.
- =))) Các loại rêu hại trong hồ thủy sinh chủ yếu bao gồm tảo nâu, rêu chùm đen, tảo lam, cỏ mền, rêu xanh, rêu tóc, tảo sừng hươu… Trong đó loại rêu hại bể thủy sinh phổ biến và phát triển sớm nhất là tảo nâu. Rêu tảo phát triển có thể làm cây thủy sinh khó phát triển, dẫn đến chết dần.
CÁC LOẠI CÁ DỌN RÊU HẠI
Việc sử dụng các loại cá ăn rêu hại trong hồ thủy sinh là phương pháp được đa số người chơi thủy sinh lựa chọn nhờ tính an toàn cao.
Phương pháp nuôi các loại cá ăn rêu hại trong hồ thủy sinh này ít gây ảnh hưởng đến chất lượng nước. Tuy nhiên phải sau một thời gian mới thấy tác dụng. Tùy theo từng loài sinh vật người chơi lựa chọn. Các loại cá ăn rêu hại bể thủy sinh được nuôi phổ biến hiện nay bao gồm:
CÁ MÚN
Cá mún – nhất là Mún đen moly hoạt động rất hiệu quả với rêu tóc, tảo nâu. Cá mún có tên khoa học là Xiphophorus maculatus.Là dòng cá sống được ở mọi tầng nước, bản tính rất hiền lành, thích hợp nuôi chung với cá loài cá cảnh nhỏ khácTuy nhiên, đối với bể thủy sinh, cá mún không được phù hợp cho lắm bởi chúng có nhược điểm là vệ sinh quá nhiều và chất thải không được thẩm mỹ.
CÁ BỐNG VÀNG
Bống vàng hay còn gọi là cá nô lệ. Người ta nuôi Bống Vàng trong hồ nhằm để chúng diệt rêu hại, tảo có hại trong hồ nhưng tới khi già chúng lại không thích ăn rêu nữa. Nên nuôi cá Bống Vàng trong hồ có dung tích là 300l. Loài cá này thường bơi ở đáy hồ hay bám trên mặt kính để ăn rêu tảo trong hồ.
CÁ OTTO
Chi tiết về cá dọn bể – Loài cá thông minh và cần mẫnCá Otto có tên gọi khoa học là Otocinclus affinis.Đây là loài cá dọn vệ sinh nổi tiếng và luôn luôn xuất hiện trong các bể thuỷ sinh.Bản tính của chúng là hiền lành, nhút nhát và thường khó thích nghi với thức ăn công nghiệp.Người ta luôn thấy cá Otto chăm chỉ dọn dẹp rêu hại để sống. Món ăn tủ của chúng là rêu nâu, xác động vật chết và lá cây mục.
CÁ BÚT CHÌ
Cá bút chì có tên khoa học là Epalzeorynchus Siamensis.Là loài cá phổ biến giá rẻ, chúng có thể xử lý được hầu hết các loại rêu hại đặc biệt là rêu tóc.Tuy nhiên, cá bút chì có thói quen tranh ăn với cá và có thể ăn cả rêu cảnh nên bạn cần lưu ý khi nuôi chúng nhé. Nên chọn cá có sz bé vì sz to cá sẽ lười biếng
CÁ TỲ BÀ BƯỚM
Cá tỳ bà có tên gọi khoa học là Hypostomus plecostomus.Hình dáng của chúng giống như một chiếc đàn tỳ bà, do đó có tên gọi là cá tỳ bà.Là dòng cá có nhiều chi, họ khác nhau song phổ biến và dễ gặp nhất trong bể thủy sinh là cá tỳ bà bướm.Cá tỳ bà bướm đặc điểm nhất là mình dẹp và miệng kiểu giác hút. Những đặc điểm đó giúp giảm lực cản của nước và để cá neo mình trên đá dễ dàng hơn.Cá tỳ bà bướm thường sống ở khu nước siết nên thường không có thức ăn tù đọng; chúng thường ăn các loài rêu xuất hiện trên đá và giúp bạn dọn dẹp rêu hại trên các bề mặt cứng như đá, lũa, vách kính.
CÁ BÁC SĨ PANDA
Cá Bác Sĩ là một trong những dòng cá dọn bể không phổ biến trong làng thủy sinh, một phần vì chúng hiếm và cũng đắt hơn các dòng cá dọn bể khác. Dòng ca này thường sẽ bám vào các mặt lá cây thủy sinh, diệt rêu hại và loại bỏ bụi bẩn bám vào lá cây thủy sinh. Đây cũng là một dòng cá dọn bể rất chăm chỉ và bạn có thể mua về và trải nghiệm.
CÁ TRỰC THĂNG
Đúng như ngoại hình của dòng cá này, chúng như những chiếc trực thăng đậu tại bể thủy sinh của bạn. Dòng cá này chuyên bám vào thành bể kính, trên tán lá để có thể diệt rêu hại là loại bỏ bụi bám lá trong bể thủy sinh của bạn. Chúng cũng hay tìm thức ăn ở các khu vực khe đá, lũa, giúp vệ sinh các khu vực thường chúng ta khó tác động đến. tuy nhiên, đây là dòng cá khá khó tìm mua và giá thành cao nhất trong các dòng dọn bể.
CÁ CHẠCH CULI
Cá Chạch Culi là dòng cá cảnh với đặc điểm rất nổi bật với các sọc đen và vàng trải dài trên thân cá, đây là dòng cá chuyên vệ sinh bề mặt đáy hồ thủy sinh, cá cảnh. có kích thước lớn nhất chỉ bằng đầu đũa, chúng rất hiền lành, có thể nuôi chung với tép cảnh. Đối với hồ nuôi loại cá này bạn cần nên trang bị cho hồ các vật trang trí trú ẩn, các loại hang sứ giúp cá ẩn nấp, vui chơi, đỡ căng thẳng sợ hãi.
CÁ MOLLY
Cá Molly là loài cá ăn tạp vì thế bạn có thể cho chúng ăn những thực phẩm có nguồn gốc động vật hay thực vật đều được cả. Bạn có thể cân bằng chế độ dinh dưỡng cho cá bằng cách cho cá ăn động vật giáp xác, nhuyễn thể, côn trùng. Thêm vào đó bổ sung các loại rau chân vịt, rau diếp để cá phát triển toàn diện hơn.
Ngoài ra, nó cũng là 1 trong các loại cá ăn rêu hại bể thủy sinh. Thức ăn yêu thích của cá là rong rêu bám trên thành bể. Chính vì thế bạn không cần phải mất nhiều thời gian để dọn bể. Tuy nhiên, hãy nhớ quan sát kỹ, nếu có sự xuất hiện của một số ký sinh trùng gây bệnh thì nên loại bỏ rêu.
ỐC NERITA
Ốc Nerita là một loài ốc nhỏ, có tốc độ phát triển tương đối nhanh, thức ăn yêu thích của chúng là những loại rêu bám quanh thành hồ cá và hồ thủy sinh. Chính vì lý do này mà loài ốc Nerita này được anh em chơi thủy sinh khá ưa chuộng, bởi chúng giúp loại bỏ đi những loài rêu hại đáng ghét trong hồ thủy sinh, hơn thế nữa phương pháp loại trừ rêu hại này lại rất an toàn với hệ động thực vật trong hồ. Ốc Nerita hiện nay có 3 loại phổ biến bao gồm ốc Nerita thường, Nerita đốm và Nerita có gai.
ỐC TÁO VÀNG
Ốc táo là loại ốc nhỏ rất phổ biến trong các bể thuỷ sinh. Ốc táo có thể hạn chế và tiêu diệt rêu hại vô cùng hiệu quả. Ngoài ra nó còn dọn dẹp cả thức ăn thừa giúp bể thủy sinh của bạn sạch hơn rất nhiều. Trước đây ốc táo chỉ có ốc táo vàng , ngày nay co thêm giống ốc táo bên thái lan nên giờ chúng có thêm nhiều màu như : trắng , tím , đen v.v…
TÉP YAMATO
Tép Amano ( Tép Yamato) là một loài ăn rêu tảo rất phổ biến và hoạt động tích cực. Chúng là một trong những loài háu ăn, chúng không chỉ ăn rêu tảo, mà còn ăn những cành cây mục đã chết (vụn) và làm sạch các thức ăn thừa dưới đáy bể.
TÉP MŨI ĐỎ
Ngoài tên tép mũi đỏ thì chúng còn được gọi là tép mũi dài, tép ma mũi đỏ hoặc tép tê giác đỏ…vv Ở ngoài tự nhiên đặc điểm chủ yếu của nó là dường như trong suốt và chỉ có cái mũi là màu đỏ dễ nhận dạng nhất. Tuy nhiên, tùy vào môi trường sống, rêu tảo mà chúng ăn sẽ cho cơ thể của chúng có thêm các màu sắc khác nhau. Tép mũi đỏ nuôi trong bể thủy sinh chủ yếu để phục vụ quá trình dọn dẹp rêu hại, đặc biệt là RÊU TÓC để giúp cho cây cối luôn xanh tốt. Chúng thường kiếm ăn lúc trời tối, lúc bạn tắt đèn.
TÉP THANH MAI
Nguồn thức ăn đầu tiên mà Tép thanh mai ăn là tảo và rêu hại. Đây chính là nguồn thức ăn tự nhiên được loại tép này rất yêu thích. Loại tép này thường được nuôi chung với các loại cá. Chính vì vậy ngoài mục đích mang lại vẻ đẹp cho bể cá, loại tép này còn có tác dụng làm sạch bể nhờ việc ăn các loại tảo và rêu gây hại.
TÉP LOẠN MÀU
Tép loạn màu hay còn gọi là tép kiểng, tép cảnh loạn màu. Đây là loại tép gồm nhiều màu sắc như đỏ, đen, xanh, vàng, socola..vv. Chúng là tập hợp của nhiều loại tép size nhỏ và trung bình không đạt yêu cầu và chưa được phân loại. Vì đây là tổng hợp các loại tép khác nhau không đạt tiêu chuẩn nên bị bỏ bê và ít chăm sóc, thức ăn chủ yếu của chúng là tự tìm nhặt các vụn thức ăn, rêu, tảo hoặc xác động vật thủy sinh.
———————– MÂY AQUA ———————-
Cửa hàng chuyên cá bảy màu, cá thủy sinh, tép, cá vàng, phụ kiện, setup bể
FB của Shop: https://www.facebook.com/groups/2505967292787077
Link nhóm Zalo cập nhật danh sách và Clip mới: https://zalo.me/g/sglckm457
Kênh Youtube: https://youtube.com/channel/UCGsoUkEscCVi8ncSeg0_kwA
Địa chỉ :Số 337 VŨ TÔNG PHAN – KHƯƠNG ĐÌNH – THANH XUÂN- HÀ NỘI
Shopee : tuantandan
Hotline/Chốt đơn nhanh : 0961774494
Website : http://mayaqua.vn