NGUYÊN NHÂN NƯỚC BỂ CÁ BỊ XANH
- NGUYÊN NHÂN CHÍNH:
- – Do Tảo Lục và Tảo Lam gây nên. Đây là loại tảo được hình thành và phát triển từ phân hoặc thức ăn thừa của cá. Những loại tảo lục này đã tạo điều kiện cung cấp oxy cho cá và hấp thụ chất hữu cơ dư thừa ở bên trong ao.
- – Tuy nhiên nếu loại tảo phát triển quá mạnh và nước có xanh đậm thì đã ảnh hưởng đến môi trường sống của cá và làm mất đi sự cân bằng. Khi tảo tàn đi thì hồ cá sẽ bị ô nhiễm gây nên bệnh và bùng phát rất nguy hiểm.
- NGUYÊN NHÂN GÂY RA TẢO:
- Tảo là những “vị khách không mời” của hồ cá thủy sinh. Tảo bám vào lá cây, sẽ cản trở sự hô hấp và ảnh hưởng tới sự sinh trưởng. Thông thường, những hồ mới set up, chúng sẽ bao phủ một lớp mỏng và dần dày lên.
- + Vệ sinh hồ không sạch sẽ: Mặc dù nuôi cá ở hồ cũng sẽ khó kiểm soát được chất lượng cá và môi trường nước. Nhưng bạn cũng nên ghi chú hoặc ghi lịch trình thay nước cho hồ cá. Khi không thay nước có thể gây nên tình trạng cá chết.
- + Máy lọc nước không tốt: các loại tảo tiết ra nhiều chất dinh dưỡng trong nước. Tuy nhiên máy lọc nước lại không lọc đáp ứng được làm cho bể cá bị thiếu oxy trầm trọng. Từ đó làm cho ô nhiễm nguồn nước và làm cho tảo hình thành, phát triển.
- + Cho ăn không đúng cách: bạn không nên cho cá ăn quá nhiều lần trong ngày. Thông thường chỉ cho ăn 1-2 lần trong ngày và ăn từ 5-7 phút thôi. Bên cạnh đó cũng không nên nuôi quá nhiều cá trong hồ. Vì tảo được sản sinh từ thức ăn thừa của cá
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ BẺ CÁ BỊ XANH
- SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC
- Phương pháp này vẫn được yêu thích hàng đầu bởi độ an toàn, tuy tác dụng không nhanh nhưng lại nhẹ dịu không tác động quá mạnh và phá hủy trạng thái cân bằng. Bên cạnh đó sẽ loại bỏ hoàn toàn các chất hóa học trong nước và không bị đục nữa đó.
Khi sử dụng phương pháp này thì tế bào vi khuẩn có trong chế phẩm sinh học được bổ sung vào hồ cá.
Từ đó chúng sẽ sinh trưởng và cạnh tranh với tế bào tảo có hại. Chính vì thế, tảo và rêu cũng sẽ bị lấn át, yếu dần đi mà cũng sẽ tự phân hủy mà lại không làm mất cân bằng sinh thái trong hồ cá. Một điều thú vị trong nuôi cá đó là sử dụng thêm các biện pháp nuôi cá ghép với cá có thể tiêu thụ được loại tảo xanh. Khi đó cá cũng sẽ ăn hết các loại tảo độc có trong hồ nước, trả lại môi trường nước trong sạch.
- + Sử dụng chế phẩm EMZEO cá cảnh với liều lượng 10gr/100 lít nước hồ cá ( có thể sử dụng chế phẩm EMKOI)
- + Bật sục khí, quạt nước, máy lọc với thời gian 5 – 7h
- + Sau 3 – 5 ngày nước hồ cá đạt hiệu quả
- + Định kỳ 20 ngày đến 1 tháng xử lý một lần
PHƯƠNG PHÁP VẬT LÝ
- 1. LAU CHÙI TOÀN BỘ BỂ CÁ
Ngoài việc làm sạch rêu và tảo, thì lau chùi toàn bộ bể cá. Cũng là một trong những cách xử lý nước hồ cá bị xanh. Nhưng mà bạn chỉ nên lau chùi hồ cá, mà không cần làm sạch quá với những đồ vật trang trí bên trong đâu nhé. Bởi những đồ dùng đó có chứa những vi khuẩn có lợi. Mà những vi khuẩn này tốt cho sự tồn tại và phát triển của cá.
- 2. XỬ LÝ SẠCH BỘ LỌC : Lắp đặt hệ thống xử lý nước, hệ thống sục khí và các hệ thống cần thiết cho cá. Trong trường hợp bộ lọc không đáp ứng được nhu cầu thì nên đổi sang bộ lọc khác. Chú ý trong quá trình vệ sinh bạn nên rửa bằng nước lọc chứ tránh bằng rửa bằng xà phòng.
- 3. THAY NƯỚC BỂ CÁ
Sau khi đã làm sạch rêu, lau chùi toàn bể, thay mới bộ lọc. Thì thay nước cũng nằm trong cách xử lý nước hồ cá bị xanh.
Nhưng lưu ý là, khi thay nước chỉ nên rút khoảng 1/3 số nước đang có thôi. Và cho nước mới (đã được lắng cặn và khử Clo). Và khi thay nước, cần sử dụng một ống nhựa. Để hút những cặn bẩn có trong viên sỏi hay các đồ vật trang trí.
- Nếu bộ lọc nước của bạn được đặt dưới những viên sỏi. Thì việc súc rửa sỏi trong khi thay nước cũng khá quan trọng đó nha. Vì điều này giúp ngăn chất cặn bã, và các chất hữu cơ phân hủy. Làm nghẹt khe hở giữa các viên sỏi, và ngăn dòng chảy của nước.
- 4. HẠN CHẾ ÁNH SÁNG TRONG BỂ CÁ: ánh sáng sẽ làm tảo phát triển mạnh hơn vì tảo rất ưa ánh sáng. Vì thế nên hạn chế sử dụng ánh sáng trong hồ cá hoặc sử dụng một cách hợp lý.
- Bạn chỉ nên bật đèn 4-6 tiếng/ ngày. Diều này vừa giúp giảm rêu tảo còn giúp cá tránh bị stress
- 5. KHÔNG CHO CÁ ĂN QUÁ NHIỀU: khi người nuôi cho ăn quá nhiều sẽ làm sản sinh ra tảo có hại. Vì thế nên cho ăn vừa đủ và cho lượng thức ăn từ từ. Nếu cá đã no thì chúng sẽ không ngoi lên mặt nước để đớp thức ăn nữa. Lượng thức ăn thừa không những làm tảo phát triển mà sẽ gây lãng phí thức ăn
- 6. NUÔI THÊM CÁ CÓ KHẢ NĂNG ĂN TẢO: bổ sung vào hồ cá con cá có khả năng ăn tảo như cá lau kiếng, cá tỳ bà, ốc nerita, otto…
- 7. TẠM DỪNG SỬ DỤNG PHÂN BÓN CHO BỂ: Nếu bạn đang sử dụng phân bón cho cây thì hãy tạm dừng một thời gian
———————– MÂY AQUA ———————-
Cửa hàng chuyên cá bảy màu, cá thủy sinh, tép, cá vàng, phụ kiện, setup bể
FB của Shop: https://www.facebook.com/groups/2505967292787077
Link nhóm Zalo cập nhật danh sách và Clip mới: https://zalo.me/g/sglckm457
Kênh Youtube: https://youtube.com/channel/UCGsoUkEscCVi8ncSeg0_kwA
Địa chỉ :Số 337 VŨ TÔNG PHAN – KHƯƠNG ĐÌNH – THANH XUÂN- HÀ NỘI
Shopee : tuantandan
Hotline/Chốt đơn nhanh : 0961774494
Website : http://mayaqua.vn