CHỈ SỐ TDS LÀ GÌ?
- Tds viết tắt của Total Dissolved Solids – tổng chất rắn hòa tan trong nước, những chất rắn này bao gồm đa số là các chất vô cơ, các cation (ion dương) và khoáng chất như Ca+, Mg+, Na+, Co3+, Hco3+, So4+, Cl+, No3+, Po4+, K+… và được tính bằng ppm (mg/l)
Ý NGHĨA CỦA CHỈ SỐ TDS?
- Tds được dựa vào để đánh giá chất lượng tinh khiết của nước. Tds càng cao thì càng nhiều tạp chất.
CHỈ SỐ TDS HỢP LÝ TRONG BỂ THUỶ SINH?
- Chỉ số TDS lý tưởng nhất dao động trong khoảng trên 150ppm và dưới 250ppm (đơn vị đo của chỉ số TDS).
NGUYÊN NHÂN LÀM THAY ĐỔI CHỈ SỐ TDS?
- Một số nguyên nhân khiến chỉ số TDS hồ thủy sinh thay đổi như: mật độ nuôi thủy sinh dày, cho cá ăn quá nhiều, ít vệ sinh bể thủy sinh/ bể lọc, bộ lọc trong bể kém, cho hóa chất/ muối vào bể, nước trong bể thủy sinh quá cứng,…
CÔNG CỤ ĐỂ ĐO CHỈ SỐ TDS?
- Để kiểm soát chỉ số TDS trong hồ thủy sinh tốt, anh em nên trang bị sẵn 1 chiếc Bút đo TDS để thường xuyên đánh giá chất lượng nước và đưa ra những hướng giải quyết phù hợp.
- Tuy nhiên bút tds không đo được những chất quan trọng như:
– Chất hữu cơ
– Kim loại nặng
– Chlorine
– Hóa chất độc ẢNH HƯỞNG NẾU TDS VƯỢT NGƯỠNG AN TOÀN?
- Cá, Tép có những biểu hiện rất lạ như không ăn thức ăn, bỏ bữa, bơi lờ đờ,…
- CÁCH TĂNG CHỈ SỐ TDS?
- Sử dụng khoáng cho hồ thủy sinh hiện đang là cách tăng TDS trong hồ thủy sinh an toàn và hiệu quả nhất. Bạn có thể tham khảo một số khoảng như: Mosura mineral plus ultra, Salty shrimp gH+, Borneowild gH+…(những khoáng này, bạn có thể sử dụng từ 3-6 tháng)
- CÁCH GIẢM CHỈ SỐ TDS?
Giảm TDS trong hồ cá nói riêng, hồ thủy sinh nói chung rất đơn giản, bằng cách tiến hành thay nước thường xuyên. Mục đích của việc thay nước là để xử lý phân và lượng thức ăn thừa còn xót lại trong hồ.
Kết hợp cùng với đó, anh em nên giảm bớt lượng thức ăn cũng như khoáng chất bổ sung hàng ngày. Xử lý rong rêu trong hồ cũng được coi là cách giảm TDS trong hồ thủy sinh đơn giản và hiệu quả.
- Sử dụng nước lọc RO