- 1. LÁ BÀNG KHÔ
- *** LƠI ÍCH KHI THẢ LÁ BÀNG KHÔ:
– Giảm độ pH cho hồ cá . Dùng lá bàng luộc lên lấy nước, nước đó có thể giảm pH của hồ cá từ từ , vừa nhỏ vào hồ vừa đo pH sao cho phù hợp
– Chứa violaxanthin, violeoxanthin, lutheinepoxid và thêm hai chất luthein-izomer các chất này rất hữu ích cho các loài cá tép thủy sinh
– Ngăn ngừa vi khuẩn , bệnh nấm cá
– Giảm stress cho cá và tép
– Tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch
– Giúp giảm nồng độ NH3 , H2S , ngăn chặn ngộ độc ô nhiễm trong nước
- – Lá bàng khi ngâm trong nước còn là nguồn thức ăn cho tép rất tốt, chúng còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch cho tép cảnh.
- *** Nhược điểm: Thả lá bàng lâu nước trong bể sẽ chuyển sang màu vàng
*** Cách sơ chế lá bàng khô làm thức ăn cho tép cảnh
Cách sơ chế lá bàng khô làm thức ăn cho tép cảnh cũng khá đơn giản bạn chỉ cần thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây.
+ Nên chọn lá bàng khô, đã rụng xuống dưới gốc không nhặt lá bàng xanh về phơi khô
+ Rửa sạch lá bàng khô với nước sạch
+ Cho lá bàng khô vào nồi luộc kỹ lá bàng từ 4-5 phút cho nước ra hết màu trước khi cho vào hồ nuôi tép cảnh
+ Sau khoảng 2 ngày tép cảnh không ăn hết dùng vợt vớt ra khỏi bể nuôi để tránh ô nhiễm nguồn nước.
- – Lưu ý: + Chỉ sử dụng lá bàng khô rơi xuống đất , lụm về luộc sơ hay rữa sạch rồi mới sử dụng
- 2. LÁ DÂU TẰM
- *** Lợi ích khi sử dụng lá dâu tằm:
– Nguồn thức ăn tự nhiên tuyệt vời
– Giàu carbohydrate, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
– Hỗ trợ quá trình lột võ hoàn chỉnh , giúp duy trì bộ võ cứng cáp .
- *** Cách sơ chế lá dâu tằm làm thức ăn cho tép cảnh:
+ Chọn những lá bánh tẻ không chọn lá già, lá bị vàng, lá bị ấu trùng làm tổ
+ Rửa sạch lá dâu dâu tằm với nước sạch.
+ Ngâm lá dâu tằm với nước muối hột từ 5-10 phút để loại bỏ vi khuẩn bám trên lá.
+ Cho lá vào nồi, chuẩn bị ít nước vừa đủ ngập mặt lá, sau đó đun sôi từ 4-5 phút
+ Vớt lá dâu tằm ra cho ráo nước và để nguội.
+ Sau khi lá dâu tằm nguội thả lá dâu vào trong bể nuôi tép cảnh với số lượng như sau: 1 lá dâu tằm sử dụng cho 20 con tép ăn trong 1 ngày
+ Sau một ngày tép cảnh không ăn hết nên dùng vợt hớt hết phần lá dâu còn thừa để tránh nước nuôi bị bẩn, ô nhiễm.
- 3. LÁ ỔI KHÔ
Công dụng của lá ổi cũng rất tốt cho hồ cá . Đặc biệt chúng mềm chậm hơn sơ với các lá khác nên thời gian sử dụng lâu dài hơn . Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý thay thế lá khác sau khoản thời gian vì những hoạt chất trong lá không còn nữa .
Lợi ích của lá ổi mang lại cho hồ cá :
– Có tính chống khuẩn cao , ngăn ngừa các bệnh như vi khuẩn Vibrio và Louminous.
– Là nguồn thức ăn tự nhiên cho tép
+ Sử dụng lá ổi khô là tốt nhất
- 4. LÁ CHUỐI KHÔ
Lá chuối rất phổ biến ở Việt Nam , bạn đi bất kỳ vùng nào cũng có . Nhưng chúng ta chỉ nên chọn lá chuối khô ở trên cành chưa rụng xuống . Những chiếc lá chuối như vậy mới đảm bảo an toàn vệ sinh và hết sạch chất nhựa cây .
Lợi ích của lá chuối mang lại cho hồ cá :
– Giảm pH . Điều chỉnh pH một cách tự nhiên và an toàn nhất
– Giảm stress cho cá tép
– Cung cấp môi trường nước tốt cho hồ cá
– Cung cấp màng vi sinh
– Giảm nguy cơ bùng phát vi khuẩn và nấm
+ Chỉ sử dụng lá chuối khô trên cây
- 5. VỎ ĐẬU NÀNH
Bên cạnh cho tép cảnh ăn lá bàng khô, lá dâu, dưa leo người nuôi có thể cho tép cảnh ăn vỏ đậu nành. Vỏ đậu nành có tác dụng cung cấp một lượng canxi cần thiết giúp tép khỏe mạnh, lột vỏ tốt.
Cách sơ chế vỏ đậu nành làm thức ăn cho tép cảnh
+ Vỏ đậu nành rửa sạch với nước
+ Cho vỏ đậu nành vào nước sôi luộc chín khoảng 5-7 phút, vớt ra để nguội
+ Sau đó cho một lượng vừa đủ vào trong hồ tép cảnh.
- + Cuối ngày dùng vợt vớt lượng thức ăn còn thừa tránh làm ô nhiễm nguồn nước nuôi trong bể.
- 6. CÁC LOẠI RAU CỦ LUỘC
Tép cảnh có thể ăn được một số loại rau củ mềm như dưa leo, cà rốt được cắt thành những lát mỏng nhỏ. Những loại rau củ này cung cấp cho tép cảnh nhiều vitamin, axit amin,…rất tốt cho sự phát triển của tép cảnh
Cách sơ chế các loại rau củ làm thức ăn cho tép cảnh
+ Rau củ như: cà rốt, dưa leo mua về rửa sạch với nước
+ Ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn, kí sinh trùng, thuốc bảo vệ thực phẩm bám trên bề mặt
+ Thái dưa leo, cà rốt thành những lát nhỏ
+ Cho vào nước sôi luộc chín
+ Vớt ra để nguội và bỏ vào bên trong hồ tép cảnh
+ Sau một ngày dùng vợt vớt lượng thức ăn còn thừa tránh làm ô nhiễm nguồn nước nuôi trong bể.
Bên cạnh các thức ăn phổ biến như tảo, rong rêu, thức ăn công nghiệp bạn hãy cho tép cảnh ăn thêm các loại thức ăn trên đây để tép được phát triển khỏe mạnh, sở hữu lớp vỏ căng bóng cùng với màu sắc rực rỡ. Bên cạnh đó, còn giúp bạn hạn chế xuất hiện sán trong hồ, tiết kiệm chi phí mua thức ăn cho tép cảnh ăn.
———————– MÂY AQUA ———————-
Cửa hàng chuyên cá bảy màu, cá thủy sinh, tép, cá vàng, phụ kiện, setup bể
FB của Shop: https://www.facebook.com/groups/2505967292787077
Link nhóm Zalo cập nhật danh sách và Clip mới: https://zalo.me/g/sglckm457
Kênh Youtube: https://youtube.com/channel/UCGsoUkEscCVi8ncSeg0_kwA
Địa chỉ :Số 337 VŨ TÔNG PHAN – KHƯƠNG ĐÌNH – THANH XUÂN- HÀ NỘI
Shopee : tuantandan
Hotline/Chốt đơn nhanh : 0961774494
Website : http://mayaqua.vn