Các bệnh thường gặp ở Tép và cách chữa trị Phần 2

Như ở bài viết trước, Mây đã chia sẻ 5 loại bệnh hay gặp ở tép cảnh. Bài viết này anh em cùng Mây aqua tiếp tục tìm hiểu thêm về các bệnh ở Tép tiếp nha!

Bên Mây aqua cung cấp các dòng Tép màu được đánh giá là dòng tép khỏe, dễ nuôi ạ!

Tép Fire Red 10k/bé

Tép Blue Dream 25k/bé

Tép Vàng Đài Loan 20k/bé

Tép vàng sọc Thái 15k/bé

Tép Mũi dài 3k/bé

1. Hội chứng đuôi cong ở tép cảnh

  • Nguyên nhân: Do thiếu dinh dưỡng hoặc do tép bị stress, nhiệt độ nước cao, mất cân bằng kali, vi khuẩn, độc tốc trong nước nuôi.
  • Dấu hiệu:

+ Tép bị cong đuôi giống như bị chuột rút dù tép đang bơi.

+ Tép di chuyển khó khăn, chậm chạm.

  • Phòng và điều trị:

+ Kiểm tra nhiệt độ nước, điều chỉnh lại thông số nhiệt cho phù hợp với từng dòng tép cảnh,

+ Cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng cho tép cảnh, bổ sung thức ăn như tảo, lá bàng khô, dưa leo, rong rêu,…

+ Thay nước 90% trong bể nuôi nếu phát hiện độc tố có trong nước nuôi.

+ Nếu tép bị nhiễm vi khuẩn hãy vệ sinh bể nuôi, lắp đặt hệ thống lọc nước, bổ sung các vi khuẩn có lợi

+ Nếu tép bị mất cân bằng kali sử dụng Kali sulphate cho bể nuôi, liều dùng cứ 11gr cho 40L nước

2. Bệnh hoại tử ở tép cảnh

  • Nguyên nhân:

+ Do nguồn nước nuôi không được xử lý, khiến tép cảnh bị nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng.

+ Do tép cảnh bị stress do độ pH trong bể nuôi dao động lớn, thiếu dinh dưỡng, thiếu oxy trong bể nuội

  • Dấu hiệu: Phần thịt dưới cổ của tép xuất hiện màu trắng hoặc trắng đục hay còn được gọi vói tên khác là hoại tử cơ. Những vết mày trắng này xuất hiện ở vùng đuôi sau đó lan truyền lên phía đầu của tép cảnh đến khi toàn bộ phần đuôi của tép bị trắng đục toàn bộ.
  • Phòng và điều trị:

+ Xử lý môi trường nước trong bể nuôi

+ Lắp đặt hệ thống lọc nước trong bể

+ Dọn dẹp thức ăn thừa sau mỗi lần cho tép cảnh ăn tránh ô nhiễm nguồn nước

+ Cách lý tép bị bệnh ra khỏi bể nuôi, thay nước hàng ngày để giảm bệnh.
+ Sử dụng Baytril điều trị cho tép cảnh, liều lượng theo khuyến cáo ghi trên bao bì sản phẩn

+ Kiểm tra thống số nước trong bê nuôii thường xuyên bao gồm: độ pH, KH, GH, Nitrite, Nitrates, Ammonia, hàm lượng oxy trong bể để kịp thời điều chỉnh.

3. Tép chết lai rai:

  • Nguyên nhân: có nhiều nguyên nhân khiến tép chết lai rai. Phổ biến nhất là nồng độ NO3 trong nước cao do chất thải của tép.
  • Dấu hiệu: bể tép ngày nào cũng có tép chết liên tục 
  • Phòng và điều trị:

+ Khử độc NO3 xuống dưới 25 sau đó kết hợp thay nước hàng tuần và khử NO3 định kì.

+ Anh em có thể mua viên thuốc điều trị bệnh tép chết lai rai ở các shop tép cảnh

4. Bệnh thiếu khoáng:

  • Nguyên nhân: Nước bể tép của anh em bị thiếu khoáng
  • Dấu hiệu: tép bị hở cổ, không thấy lột vỏ, chết do không lột được vỏ… nếu dùng bút đo TDS thì chỉ số thấp hơn mức cho phép.
  • Phòng và điều trị:

+ Bổ sung khoáng nước hoặc khoáng bột để khắc phục.

+ Hạn chế cho ăn thức ăn giàu đạm (dẫn đến việc tép lớn nhanh không kịp đủ khoáng cung cấp cho vỏ) 

5. Tép ngừng sinh sản:

  • Nguyên nhân:

+ Chất lượng nước không tốt ảnh hưởng đến quá trình ôm trứng của tép.

+ Do nồng độ NO3 cao.

+ Do các hóa chất có trong thuốc diệt sán, thủy tức…

  • Phòng và điều trị:

+ Nếu trong bể quá nhiều tép cái thì cần bổ sung tép đực, nên cho ăn thức ăn dành riêng cho tép để trong đàn lớn đều tránh tình trạng chậm phát triển trong đàn.

+ Nếu bể tép sử dụng thuốc diệt sán của Benibachi thì do ảnh hưởng của tép có thể bị chậm sinh sản từ 1,5-2 tháng do ảnh hưởng của thuốc

Bài viết trên đã giúp anh em tìm hiểu được thêm 1 số căn bệnh thường gặp ở tép. Anh em hãy nhớ dấu hiệu để có thể phát hiện bệnh cho tép sớm và tìm cách phòng chữa bệnh đảm bảo bể tép luôn khỏe mạnh nhé!

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *