CÁC LOẠI CÂY THUỶ SINH TRẢI NỀN HIỆN NAY

RÊU MINIFISS:  Đây là loại cây thủy sinh được trồng rất phổ biến ở các chồi đá, nền bên trong hồ thủy sinh.

  • Tên khoa học: Fissidens splachnobryoides
  • Ánh sáng: Mạnh
  • Nước: Trong
  • Nhiệt độ: 18 đến 23 độ
  • Phân nước: Có
  • Co2: Mạnh
  • Phát triển: Chậm
  • Chăm sóc: Dễ
  • Phân loại:  1 là rêu minifis lá cạn và 2 là rêu minifiss là nước. Nếu không để ý kỹ thì rất dễ nhầm lẫn giữa 2 loại rêu này.
  • Cách trải nền Rêu Minifiss: Bạn hãy chọn những mảng rêu lớn nhất để lót nền trước sau đó là lót tiếp các miếng khác vào. Nên lót thật kín mảng rêu với nhau để lúc rêu phát triển được đều và đẹp hơn.
  • Cách chăm sóc: 
  • + Đèn thì nên để từ 6 đến 8 tiếng, đèn phải đủ sáng, ánh sáng mạnh thì Rêu mới sinh trưởng phát triển tốt và lên căng màu. Tránh để ánh sáng quá gần hoặc thừa sáng cũng dể khiến rêu bị đen.
  • + Về Co2 thì nhiều anh em chơi cũng không cần co2 mà rêu vẫn phát triển nhưng nước phải mát từ 18 đến 23 độ. Nhưng tốt nhất là nên bổ sung co2 thì rêu mới lên đều đẹp được.
  • + Thả thêm các dòng cá tép dọn Rêu để tránh bị các loại Rêu hại

NGƯU MAO CHIÊN: đây là loại cỏ có dạng sợi, cứng được ví như lông trâu. Loài cây này bạn có thể cắm trực tiếp xuống nền thủy sinh, trang trí các bố cục hồ thủy sinh dạng núi đá, tạo điểm nhấn cho hồ thủy sinh bằng cách trồng cây thủy sinh ngưu mao chiên vào các chân hòn đá.

– Tên khoa học Ngưu mao chiên: Eleocharis acicularis

– Xuất sứ: toàn cầu

– Kích thước: dài khoảng  5cm

 Màu sắc: xanh lá đậm

– Ánh sáng: vừa – cao

– Nhiệt độ: 20 – 28 độ C

– pH: 6.0 – 7.5

– Tốc độ sinh trưởng: chậm

– Vị trí trồng: tiền cảnh

– Trồng cạn: được

Hướng dẫn trồng: Người ta thường tách cây Ngưu Mao Chiên thành những cụm nhỏ nhỏ và ghim xuốn đất, sau 1 thời gian sẻ mọc xung quanh và lan ra rất nhanh. Khi có cung cấp CO2 cây Ngưu Mao Chiên sẽ phát triển rất

Nhược điểm duy nhất của cây Ngưu Mao Chiên là do độ phủ của nó khá dày nên dễ sinh rêu hại, vì thế hay chú ý thay nước đều và chăm sóc thảm cỏ để hồ thủy sinh của bạn luôn có được thảm cỏ xanh tốt. Nuôi thêm vài con cá nô lệ, otto, bút chì hay tép trong hồ thủy sinh là giải pháp an toàn và hiệu quả cho cây Ngưu Mao Chiên.

CÂY CỎ ĐỎ: 

Đặc điểm Cây Cỏ Đỏ – thủy sinh :

– Tên khoa học: Helanthium tenellum, Echinodorus tenellus

– Xuất xứ: thiên nhiên

– Vị trí trồng: Tiền cảnh

– Chiều cao: 5- 8 cm

– Chiều rộng: 3- 5cm

– Ánh sáng: trung bình-rất mạnh

– Nhiệt độ: 15-30 °C

– Độ cứng nước: mềm-cứng

– Độ pH: 5-8

– Tốc độ phát triển: nhanh

– Chăm sóc: đơn giản

Có nhiều thông tin nói về xuất sứ của cây cỏ đỏ, tuy nhiên hầu hết cho rằng cây cỏ đỏ xuất xứ từ Châu Mỹ (Brazil). Chúng là loài cây dễ trồng, có thể chịu được ánh sáng cao hoặc thấp, độ cứng của nước và nguồn dinh dưỡng trong hồ cá không ảnh hướng mấy tới sự sống của cây này.

Hình dáng của cây Cỏ Đỏ lùn với những chiếc lá dài và xòe ra, trong một cây sẽ có 1 hoặc vài lá có chỉ gân màu đỏ ở giữa rất đẹp mắt. Do đặc tính lùn xòe vì vậy cây cỏ đỏ rất phù hợp cho việc trải nền thành một đồng cỏ rất đẹp, rất nhiều nghệ nhân thủy sinh dùng cỏ đỏ để tạo cảnh quang trong hồ thủy sinh

Chúng sinh sản khá nhanh, thời gian đầu trồng cây cỏ đỏ vào hồ sẽ thấy phát triển chậm nhưng khi bộ rễ đã phát triển thì trong vòng 1 tháng là có thể full mặt nền của hồ thủy sinh. Cũng giống như các loài cỏ khác, cây cỏ đỏ cũng bắn nhánh con ra và bò khắp hồ thủy sinh

Với sức sống mạnh mẽ của cây cỏ đỏ , bạn có thể dễ dàng trồng chung với cây cắt cắm có cường độ ánh sáng cao hoặc có thể trồng chung với hồ thủy sinh rêu có cường độ ánh sáng thấp. Vì vậy cây cỏ đỏ cũng được coi là cây dành cho các bạn mới tập chơi thủy sinh.

Các lưu ý về cây cỏ đỏ:

– Khi trồng cây cỏ đỏ vào hồ thủy sinh thì tách từng cây ra trồng sẽ mau phát triển hơn

– Khi nhổ bỏ bớt cây cỏ đỏ thì hãy lấy kéo cắt những mối nối của cây, không khéo sẽ kéo lên cả 1 dây cỏ đỏ

– Thay nước hồ thủy sinh thường xuyên sẽ tránh tình trạng rêu hại bám lên cây cỏ đỏ.

TRÂN CHÂU NGỌC TRAI: thường được các anh em sử dụng làm nền và trang trí trên các tán cây lớn trên các cành lũa.

Tên khoa họcMicranthemum tweediei
Nhóm loàiAngiosperms
HọLinderniaceae
ChiMicranthemum
Ánh sángTừ thấp đến cao
Độ cứng cacbonatTừ 2 đến 12 °dKH
Carbon dioxide (CO2)Từ 20 đến 40 mg/L
Độ pH tối ưuTừ 5 đến 7
Chiều cao trung bìnhTừ 3 đến 5cm

– loại cây thảm, tiền cảnh, có thể trồng trên lũa, đá..
– nguồn gốc: Nam Mỹ
– tốc độ phát triển: nhanh, trung bình, so sánh tốc bộ bò với những loại cây tiền cảnh phổ biến khác như sau: Trân Châu Nhật (nhanh nhất)>  Trân Châu Ngọc Trai > Trân Châu Cuba > Ngưu Mao Chiên Lùn Xòe
– chiều sao: tối đa 3-4cm
– đòi hỏi ánh sáng trung bình đến mạnh, nhiệt độ từ 20-29 độ (tốt nhất dưới 27 độ), co2 không nhất thiết phải có nhưng sẽ phát triển đẹp và mạnh hơn nếu có đầy đủ (từ 15-30 ppm co2)
– dinh dưỡng: đòi hỏi nhiều Carbon và Oxi, N P K, Fe vi lượng cần đủ, không quá đòi hỏi, đặc biệt thích Nitrogen ở dạng nh3/nh4

Hướng dẫn trồng: Cách trồng trân châu ngọc trai khá đơn giản, sau khi mua trân châu ngọc trai về bạn hãy rửa sạch, loại bỏ toàn bộ lớp đất cũ và tách thành các khóm nhỏ. Sau đó cắm đều trên nền, nếu bạn muốn cây nhanh phủ kín nền hãy cắm với mật độ dày hơn. Khi bạn trồng trân châu ngọc trai nên đá, hãy cho đất nền vào các kẽ đá và nhét cây vào các kẽ đá hoặc có thể dán chúng bằng keo chuyên dụng.

Cách chăm sóc: Trân châu Ngọc Trai để phát triển tốt cần phải có lượng co2 dồi dào trong nước, cùng với đó là thời gian chiếu đèn phù hợp. Thời gian đầu từ 4-5h mỗi ngày, lâu dần có thể tăng lên 5-6 tiếng.

———————– MÂY AQUA ———————-

💖Cửa hàng chuyên cá bảy màu, cá thủy sinh, tép, cá vàng, phụ kiện, setup bể

🐟FB của Shop: https://www.facebook.com/groups/2505967292787077

👾 Link nhóm Zalo cập nhật danh sách và Clip mới: https://zalo.me/g/sglckm457

🌸 Kênh Youtube: https://youtube.com/channel/UCGsoUkEscCVi8ncSeg0_kwA

🏛️Địa chỉ :Số 337 VŨ TÔNG PHAN – KHƯƠNG ĐÌNH – THANH XUÂN- HÀ NỘI

🔥Shopee : tuantandan

📞Hotline/Chốt đơn nhanh : 0961774494

🎹Website : http://mayaqua.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *