HƯỚNG DẪN THAY NƯỚC BỂ CÁ ĐÚNG CÁCH

KHI NÀO NÊN THAY NƯỚC CHO BỂ CÁ?

  • – Thay nước đều đặc 1 tuần 1 lần. Thông thường một hồ cá nhỏ bạn nên thay nước đều đặn 1 tuần một lần với lượng nước mỗi lần thay khoảng từ 30 – 40%. Cần tránh thay nước hồ cá quá nhiều lần trong một tuần bởi cá cần một môi trường cố định để sinh sống khỏe mạnh

  •                                                      Sử dụng bơm tay thay nước 
  • Nếu bạn thấy đáy hồ cá có phân cá nhiều ở dày hồ. Nếu chỉ 1 ít phân cá thì không có vấn đề lắm, nhưng nếu thấy có nhiều thì đó là lúc bạn nên thay nước và hút đáy bể để cho hồ sạch hơn. Quá nhiều phân trong hồ sẽ dẫn đến dịch bệnh bùng phát, các vi khuẩn có hại phát triển gây bệnh cho cá. Bạn nên hút phân bể cá trước, sau đó thay một phần nước trong hồ.
  •                                                  Sử dụng ống hút cặn bể cá
  • – Khi bạn phát hiện cá trong hồ không được khỏe do nước trong hồ bị ô nhiễm, cá nổi và ngáp trên mặt nước nhiều cũng là lúc bạn nên thay nước ngay để cứu những chú cá của mình. Bạn nên chuẩn bị sẵn 1 thùng nước cũ đã để ra ngoài trước 2 3 ngày nếu nhà bạn sử dụng trực tiếp nước máy để. Thay trực tiếp nước máy vào hồ cá không tốt cá có thể bị sốc hoặc nhiễm độc clo trong nước máy. Chú ý nếu thay nước 100% cho cá bạn nên để mức nước khoảng 5 – 7 cm trong 1 2 ngày đầu rồi mới nâng dần mức nước lên để cá dần thích nghi với môi trường mới.

HƯỚNG DẪN THAY NƯỚC CHO BỂ CÁ

Bước 1: Chuẩn bị sẵn nước đã qua xử lý trước khi thay nước cho cá

Trước khi thay nước 1 2 ngày bạn nên chuẩn bị sẵn 1 thùng nước để thay nước cho cá. Bạn có thể chạy sục khí hoặc phơi nắng trước 1 ngày để nước bay khí clo.

Bước 2: Hút phân bể cá.

Nếu bể cá của bạn có phân ở dưới đáy bể, bạn có thể dùng dụng cụ hút phân để làm sạch đáy bể trước khi thay một phần nước hồ cá. Việc hút phân sau đó bổ sung phần nước được hút ra sẽ giúp bạn tích kiệm được thời gian và không làm thay đổi bố cục hồ cá của bạn.

Bước 3: Cọ rửa các đồ trang trí trong bể.

Nếu hồ của bạn có các đồ trang trí như nhà cửa sứ, rong, cây thủy sinh, bạn có thể bỏ chúng ra ngoài, rửa sạch xong lại đặt vào vị trí trước đây của chúng.

Bước 4: Thay khoảng 30 35% lượng nước của bể sau đó bỏ sung lại lượng nước đó bằng nước bạn đã chuẩn bị trước đó.

Bước 5: Châm thêm MEN VI SINH BIO SPEED

PHÁT HIỆN DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG KHI THAY NƯỚC BỂ CÁ

Trong quá trình chăm sóc, bạn phải thường xuyên quan sát kỹ cá để biết được thói quen và sở thích của cá. Từ đó kịp thời tránh những tác động không hợp và khiến cá bị mắc bệnh.

Nếu thấy cá có biểu hiện mệt mỏi, bơi lội thất thường. Có dấu hiệu bỏ ăn, thức ăn thừa nhiều. Mắt đỏ khác thường, có thể đứng yên một chỗ không chịu bơi. Màu sắc cá có nhiều biến đổi. Quan sát phát hiện có một số chấm đen ở vây và dọc theo sống lưng thì chắc chắn cá bị ngộ độc khí Amoniac.

Lúc này bạn cần thay nước hồ cá ngay và chăm sóc cá thật cẩn thận. Nếu nghiêm trọng quá thì bạn cần hỏi ý kiến của những nguồn nuôi cá chuyên nghiệp hoặc chủ cửa hàng cá cảnh.

NHỮNG LƯU Ý KHI THAY NƯỚC BỂ CÁ

  • – Thay nước đều đặn, đúng cách cho hồ cá sẽ giúp hồ cá sạch sẽ, cá khỏe mạnh hơn.
  • – Thay nước quá thường xuyên hay thay nước quá nhiều trong 1 lần thay nước không phải là cách thay nước đúng cách.
  • – Không thay nước chưa hẳn đã không tốt. Tuy nhiên bạn nên biết thời điểm nào thay nước cho cá là hợp lý, và nên thay đều đặn. Nếu 1 bể cá đã có 1 hệ vi sinh tốt thì việc thay nước ko còn quá quan trọng.
  • – Không nên bắt toàn bộ cá ra 1 nơi khác trong khi thay nước, rồi sau đó lại cho lại vào bể khi thay nước xong. Việc di chuyển cá nhiều lần trong một thời gian ngắn dễ làm cá sốc nước và bị chết.
  • – Hồ cá nhỏ nên sử dụng lọc nước. Lọc nước sẽ giúp chất lượng nước tốt hơn, nước trong hơn và hạn chế các bệnh có thể ảnh hưởng đến cá của bạn.

Cách nuôi cá không phải thay nước mà cá vẫn khỏe mạnh

  • – Mật độ cá: mật độ tốt nhất để thả cá đối với các hồ cá nhỏ là 1 con cá/ 1 – 1,5l nước. Nếu như bể của bạn có thể tích khoảng 20l nước thì số lượng cá bạn nên thả khoảng 10 – 13 con. Không nên thả nhiều hơn số này môi trường trong bể dễ mất cân bằng từ lượng chất thải của cá, cũng như quá nhiều cá trong 1 bể nhỏ sẽ rất dễ sinh bệnh tật và môi trường quá bé để chúng có thể phát triển thoải mái nhất.
  • Lọc nước. Đây là một trong những phụ kiện quan trọng nhất giúp bạn hạn chế việc thay nước (thậm chí có thể không phải thay nước trong 1 thời gian dài) Lọc nước không chỉ giúp cung cấp oxi trong bể cá, hút các chất thải trong bể làm nước trong hơn, nó còn giúp điều hòa nước trong bể để bể không có nước tù và giải phóng các chất không tốt ở dưới đáy.
  • Cho cá ăn: tránh cho cá ăn quá nhiều và để thừa thức ăn trong bể. Để thừa thức ăn trong bể hay cho cá ăn quá nhiều sẽ khiến bạn phải thay nước nhiều do cá thải ra nhiều chất bẩn. Nên cho cá ăn khoảng 2-3 lần 1 ngày với lượng thức ăn vừa đủ.

———————– MÂY AQUA ———————-

💖Cửa hàng chuyên cá bảy màu, cá thủy sinh, tép, cá vàng, phụ kiện, setup bể

🐟FB của Shop: https://www.facebook.com/groups/2505967292787077

👾 Link nhóm Zalo cập nhật danh sách và Clip mới: https://zalo.me/g/sglckm457

🌸 Kênh Youtube: https://youtube.com/channel/UCGsoUkEscCVi8ncSeg0_kwA

🏛️Địa chỉ :Số 337 VŨ TÔNG PHAN – KHƯƠNG ĐÌNH – THANH XUÂN- HÀ NỘI

🔥Shopee : tuantandan

📞Hotline/Chốt đơn nhanh : 0961774494

🎹Website : http://mayaqua.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *