TỔNG HỢP CÁC BỆNH Ở CÁ BẢY MÀU (PART 2)

5. CÁ BẢY MÀU BỊ THỐI THÂN

  • DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CÁ BẢY MÀU ĐANG BỊ THỐI THÂN
  • – Về cơ bản, những chú cá mắc phải bệnh thối thân biểu hiện trên cơ thể bị tổn thương vùng da, ban đầu chúng chỉ là một vết thương nhỏ và sau đó chúng dần dần lan ra toàn bộ cơ thể cá, càng ngày càng nặng rồi sẽ chết nếu chúng ta không phát hiện và điều trị kịp thời.
  • ĐIỀU TRỊ CÁ BẢY MÀU BỊ THỐI THÂN
  • – Sử dụng thuốc BIO KNOCK 3: Đây là loại thuốc đặc trị bệnh thối thân, mục vây ở cá cảnh.
  • + Liều dùng: 

    • Chữa bệnh: 1 giọt/ 10lit (Đối với trường hợp chữa bệnh các bạn nên bắt riêng cá bệnh ra hồ khác, ngâm và điều trị riêng. Cần thay nước 30 – 50% hàng ngày, bù lại lượng thuốc vừa thay ra và ngâm tiếp cho tới khi cá khỏi bệnh hoàn toàn)
    • Phòng bệnh: 1 giọt/ 20lit nước (Đối với việc phòng bệnh các bạn có thể đánh thẳng trực tiếp vào bể. Dùng liên tục trong 3 ngày sẽ thấy tác dụng ngay).
  • – Sử dụng thuốc MELAFIX:
  • + Melafix là loại thuốc có tính chất kháng khuẩn cực mạnh giúp điều trị vết thương và thúc đẩy các bệnh về mô da nhanh chóng. Bện cạnh đó, chúng cũng thúc đẩy sự tái sinh của vây và mô bị tổn thương.

    + Trong trường hợp đang thử nghiệm với cá bị mất tất cả đuôi, các vây của cá cảnh thì melafix hoàn toàn phục hồi về tình trạng ban đầu của cá. Đây là sản phẩm kháng khuẩn an toàn và hiệu quả cho cả cá ngước ngọt lẫn cá nước mặn.

    + Cách sử dụng:

    • Dùng 5ml Melafix/ 40lit nước
    • Khi thả cá mới vào bể: Cần đánh thuốc liên tục trong 3 ngày đầu.
    • Bảo dưỡng hồ định kỳ: Dùng 1 lần/ tuần (Sau khi thay nước mới)
    • Xử lý, điều trị bệnh thối thân: Các bạn cần điều trị liên tục mỗi ngày, tiến hành thay 25% nước sau 7 ngày và tiếp tục điều trị đợt tiếp theo (nếu cá chữa khỏi bệnh)
  • NGUYÊN NHÂN
  • – Cá đánh nhau, rỉa đuôi và vây của nhau khiến cá bảy màu bị thối thân, vây, đuôi.
  • =) Khắc phục: Nếu cá của bạn có hiện tượng rỉa vây của nhau thì hãy bắt chúng riêng ra một khu vực khác. Nếu là cá giống bạn nên duy trì 1 trống và 2 mái ở trong hồ, tránh va chạm khiến cá bảy màu bị thối thân hoặc cá bảy màu bị thối đuôi.
  • – Do độ pH ở mức quá thấp hàm lượng axit cao, Amoniac có trong nước cao gây nên tình trạng tụt nhớt tổn thương da.
  • =) Khắc phục: Xử lý môi trường nước
  • + Các bạn cần kiểm tra thường xuyên môi trường nước trong bể nuôi cá duy trì độ PH khoảng 6 – 7.5 (nếu quá thấp thì hãy tăng độ PH lên). Nồ độ Amoniac, Nitrit và Nitrat không nên vượt quá 40ppm. 
  • + Đối với hồ nuôi cá mới thì cần phải xử lý bằng chu trình Nitơ.

6. CÁ BẢY MÀU BỊ STRESS

  • DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CÁ BẢY MÀU ĐANG BỊ STRESS
  • – Cá bảy màu thường xuyên núp ở góc bể, trông không hoạt bát.
  • – Cá bảy màu bỏ ăn.
  • – Cá bảy màu thường tách khỏi đàn mà không phải đang chuẩn bị đẻ.
  • – Cá bơi lờ đờ.
  • – Cá bảy màu bị thối đuôi.
  • NGUYÊN NHÂN
  • – Do bị thay đổi môi trường sống
  • =) Khắc phục: Đối với cá mới mua về hoặc cá chuyển sang bể nuôi mới, bạn nên thả cá từ từ để cá làm quen với môi trường nước ở bể nuôi mới và kịp thích nghi với nhiệt độ thay đổi. Không nên thả cá đột ngột.
  • – Do ánh sáng: cá bảy màu có thể bị stress do thiếu ánh sáng hoặc thừa ánh sáng
  • =) Khắc phục: 
  • + Đối với bể ngoài trời thì bạn nên để bể nuôi ở chỗ có bóng râm, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu thẳng vào bể. Nên có 1 miếng che nhỏ trên thành bể nuôi hoặc bể nuôi ngoài trời nên có rong, bèo để tạo chỗ trú ẩn cho cá, hạn chế bớt ánh sáng.
  • thùng xốp
  • + Đối với bể nuôi trong nhà nếu bạn sử dụng đèn thì thời gian bật đèn 1 ngày nên từ 12 – 16 tiếng. Nếu bể đặt cạnh cửa sổ thì có thể ít hơn.
  • – Do bể nước có vấn đề
  • =) Khắc phục:
  • + Đối với bể nuôi mới chuẩn bị, bạn nên để nước 1 – 2 ngày chạy sủi oxi hoặc lọc vi sinh trước khi thả cá.
  • + Đối với nước trong quá trình nuôi, bạn nên thay nước thường xuyên để bể luôn có nước mới vào trong bể để duy trì hệ vi sinh.
  • + Bạn có thể châm thêm MEN VI SINH BIO SPEED để tạo thêm vi sinh cho bể cá của bạn.
  • bio speed
  • – Do đánh nhau với cá khác
  • =) Khắc phục: Để tránh cho cá bảy màu bị stress bạn nên thả cá trong bể với mật độ hợp lý. Mật độ hợp lý để bạn tính toán số lượng cá nên thả trong bể nuôi của mình là khoảng 1 lít nước/1 con cá. Nếu bể của bạn có thể tích là 15 lít nước thì bạn có thể thả 10 – 15 con cá bảy màu trong bể đó.
  • – Do cá cái vừa mới dẻ xong
  • =) Khắc phục:
  • + Cá mái trong quá trình mang thai nên được cho ăn đầy đủ và nhiều hơn bình thường 1 chút. Thức ăn tốt nhất cho cá bảy màu mái đẩy đủ chất dinh dưỡng để nuôi cá con trong quá trình mang thai là trùn chỉ hoặc các loại cám ăn liền giàu chất dinh dưỡng.
  • + Cá khi sắp sinh nên tách riêng ra 1 bể để cho cá đẻ, bể đó phải đủ rộng để không khiến cá bảy màu bị stress
  • – Do tỷ lệ đực/ cái không đồng đều
  • =) Khắc phục: Tỉ lệ đực mái có thể là 50/50 hoặc 60/40, tùy vào bạn thích nhiều cá đực để ngắm hơn hay muốn cá sinh sản nhiều thì có thể lấy cá mái nhiều hơn. Nếu bạn muốn thả khoảng 10 con cá bảy màu trong bể thì tỉ lệ hợp lý sẽ là khoảng 6 cá đực và 4 cá mái.

7. CÁ BẢY MÀU BỊ SÌNH BỤNG

  • DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CÁ ĐANG BỊ SÌNH BỤNG
  • Cá bảy màu bị sình bụng khác với cá bảy màu bị tóp bụng. Chúng có phần bụng căng phồng.
  • NGUYÊN NHÂN
  • Những nguyên nhân khác gồm nhiễm virus, tổn thương nội tạng, suy thận vì sử dụng quá nhiều thuốc hay thuốc quá mạnh.

    • Sình bụng cấp tính: tức bụng căng lên bất thình lình. Cá bị nhiễm khuẩn gây xuất huyết nội.
    • Sình bụng mãn tính: tức bụng căng lên từ từ. Ký sinh trùng hay bướu phát triển ở bụng cá có thể gây nên tình trạng này.
    • Sình bụng mãn tính: tức bụng căng lên từ từ. Cá bị bệnh lao cá Mycobacterium tuberculosis. Bệnh này lây rất mạnh.
  • CÁCH ĐIỀU TRỊ
  • – Bệnh này có đặc điểm rất khó chữa trị, nếu nguyên nhân do vi khuẩn và phát hiện ra sớm thì cá có thể được chữa khỏi. Vì vậy cần phải tìm hiểu xem có phải bệnh do vi khuẩn gây ra hay không.
  • – Khi các vẩy xù lên chứng tỏ cá bị bệnh trầm trọng. Ngâm cá trong nước muối có thể giúp tiêu bớt chất lỏng trong mình cá. Có một loạt các loại thuốc dùng để chữa bệnh sình bụng do nhiễm khuẩn nội tạng.
  • – Nếu nguyên nhân là do cá bị nhiễm vi khuẩn vì nguồn nước quá kém chất lượng. Biểu hiện chung là khiến cá bảy màu phồng lồi mắt, hậu môn lồi, bụng sình to có chứa chất lỏng đặc sệt. Với trường hợp này thì bạn cần cách ly riêng cá ngay ra và cho ngâm thuốc chuyên trị bệnh cho cá bảy màu. Thử với tỉ lệ thuốc 5 viên metronidazol 250g với bể 60cm, tăng thuốc tương ứng với kích thước bể.
  •  

8. BỆNH MỐC NƯỚC Ở CÁ BẢY MÀU

  • DẤU HIỆU NHẬN BIẾT: Miệng, mắt, cơ thể và các bộ phận khác có màng trắng. Vết thương có sợi nấm và bị mốc, cá bảy màu bỏ ăn
  • NGUYÊN NHÂN: Nhiệt độ thấp là môi trường được nấm mốc yêu thích nhất. Đặc biệt là trong khoảng 18 – 22 °C.
  • KHẮC PHỤC: Ở nước ít dinh dưỡng, tỷ lệ mắc bệnh này rất nhỏ. Nếu kết hợp với nhiệt độ cao trên 25°C thì hiệu quả phòng ngừa sẽ cao hơn.

9. CÁ BẢY MÀU BỊ NẤM MANG

  • DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CÁ DANG BỊ NẤM MANG: 
  •  Khi mắc phải, phần lá mang lẫn tơ mang sẽ bị dính chặt vào nhau do một loại chất nhờn tiết ra từ cơ thể, phía bên trên có xuất hiện một vài đốm vảy màu trắng. Bạn sẽ dễ dàng nhận biết hơn thông qua việc cá bị khó thở hoặc thở gấp.
  • CÁCH ĐIỀU TRỊ KHI CÁ BỊ NẤM MANG
  • – Hãy tiến hành thay và làm sạch nước bể cá để loại bỏ đi bớt những tác nhân gây bệnh. Lưu ý rằng chỉ nên rút 70% lượng nước của đi thôi nhé
  • – Sử dụng máy sưởi ấm để tăng nhiệt độ nước lên 30oC đến 32oC, hạn chế điều kiện phát triển của vi khuẩn, mầm bệnh gây nấm ở cá.
  • – Mua loại thuộc đặc trị Xanh Methylen, cho vào hồ từ 3 đến 5 giọt cho mỗi 20L nước.
  • – Mỗi ngày nên thay nước mới cho bể cả một lần để loại bỏ, hạn chế các mầm bệnh.
  • – Trong trường hợp mọi người nuôi trong bể cá lớn thì mọi người nên bắt và chia ra nhiều hồ hoặc chậu nhỏ có thể tích từ 20L đến 40L tùy vào kích cỡ của cá. Đồng thời vẫn phải sử dụng máy bơm oxy, sưởi ấm, thay nước đều đặn để hạn chế khả năng mầm bệnh phát triển tiếp tục cũng như lây lan liên tục.
  • – Ngoài ra, nếu không thể tìm mua thuốc Xanh Methylen, bạn vẫn có thể ra cửa hàng cá cảnh để mua một số loại dược phẩm chuyên điều trị bệnh nấm ở cá như: BIO KNOCK 2 Thái Lan, Bensol, Tetra của Nhật Bản,… Nhớ phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng nhé vì mỗi loại sẽ có độ “mạnh”, hiệu quả khác nhau.
  • – Cuối cùng khi cá đã hết bệnh, bạn nên sử dụng men tạo vi sinh vật có lợi cho môi trường nước để ngăn ngừa bệnh nấm ở cá tái phát.
  • NGUYÊN NHÂN
  • – Chất lượng nước bị xuống thấp
  • =) Khắc phục: 
  • + Duy trì chất lượng nguồn nước ổn định, tốt, kìm hãm sự phát triển của mầm bệnh là phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.
  • + Để tăng tính hiệu quả, lâu dài, bạn nên đầu tư cho bể cá một chiếc máy lọc nước loại tốt là được.
  • – Không vệ sinh bể định kỳ
  • =) Khắc phục:
  • + Thường xuyên làm vệ sinh, làm sạch nguồn nước, chủ yếu nhiều bạn thường ưa dùng sản phẩm tẩy, khử nước. Tuy nhiên, phương pháp này lại không hợp lý cho lắm vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cá, hệ sinh thái nuôi trồng. + Thế nên hãy ưu tiên sử dụng MEN VI SINH BIO SPEED tạo vi sinh vật có lợi nhé.
  • bio speed
  • – Cá đã bị thường từ trước do đấu đá lẫn nhau, va quệt vào vật trang trí, đá,… từ đó vi khuẩn, mầm bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể và bắt đầu gây nấm da.
  • – Do lây từ cá đã bị bệnh trước đó

10. CÁ BẢY MÀU BỊ ĐỐM TRẮNG

  • DẤU HIỆU NHẬN BIẾT: Giống như các dòng cá thuỷ sinh khác, cá bảy màu cũng dễ bị đốm trắng. Đó là trên thân cá sẽ xuất hiện những đốm trắng nhỏ li ti. Ban đầu chỉ là 1 đốm nhỏ, sau dần sẽ lan ra khắp cơ thể cá
  • NGUYÊN NHÂN
  • Do kí sinh trùng đơn bào gây ra. Bệnh phát triển thành 3 giai đoạn:

    1. Giai đoạn dưỡng thể của kí sinh trùng quả dưa, chúng bám vào lớp da của cá, tạo ra những u nang màu trắng. Chúng lấy thức ăn từ phần thịt xung quanh, chuẩn bị cho giai đoạn sinh sản.
    2. Kí sinh trùng giờ đã phát triển sang thể trưởng thành. Nó rời khỏi da cá và rơi xuống đáy bể, ở yên đó để sinh ra hàng trăm kí sinh trùng mới.
    3. Nang có Trophont phân chia sẽ bơi tự do, tìm một vật chủ. Ký sinh trùng ở thể trưởng thành bung ra hàng trăm nang như thế này, từ đó chúng bắt đầu một vòng đời mới.
  • CÁCH ĐIỀU TRỊ
  • – Muối ăn thông thường (Natri Clorua hoặc NaCl) là một phương thuốc hữu ích để ngăn ngừa và điều trị một số bệnh cá cảnh nói chung và cá bảy màu nói riêng. Muối hột hỗ trợ chữa lành vết thương, thúc đẩy sự hình thành lớp phủ chất nhờn, cải thiện chức năng mang, giảm hấp thu nitrit, giảm stress và thậm chí có hiệu quả chống lại một số ký sinh trùng bên ngoài. 
  • – Lưu ý:
  • + Đầu tiên là bạn hãy tắt sủi lọc, bỏ bớt các loại thực vật và đồ trang trí có trong bể, nói chung là bể chỉ có cá và nước thôi. Tắt sủi lọc là việc làm rất quan trọng khi chữa bệnh cho cá bảy màu, vì sủi lọc sẽ làm muối hòa tan hết với nước trong bể, dẫn đến nồng độ muối quá cao khiến cá chết. Khi bạn rắc muối vào bể nhưng có sủi lọc thì muối sẽ chỉ hòa tan một phần và lắng ở đáy bể, phần nước phía bên trên chỉ dính ít muối. Cá bảy màu sống ở tầng mặt nên vẫn có thể sống bình thường.
  • +Thứ hai là phải khử mùi clo cho nước máy trước khi đổ vào bể cá bằng cách sục oxy hoặc để trong chậu ít nhất 24 tiếng
  •  ^^^ Cách 1: Ngâm cả bể cá với muôi: Khi điều trị ký sinh trùng bên ngoài, ngâm cả bể cá với muối là phương pháp được lựa chọn. Bạn chỉ cần đong muối với liều lượng 1g muối cho 1 lít nước bể và rắc vào trong bể cá. Sau khi đã tắt sủi lọc, bạn đợi trong 2 ngày đến khi cá khỏe rồi hút hết lớp nước muối ở dưới đáy bể tầm 1/3 thể tích bể. Sau đó đổ nước mới đã khử clo vào bể và tiến hành cho ăn với lượng tăng dần.
  • ^^^ Cách 2: Tắm muối cho cá bảy màu : Tắm muối là một phương pháp cho cá bảy màu bị bệnh tiếp xúc với nước muối có nồng độ cao trong thời gian ngắn để tiêu diệt ký sinh trùng. Nồng độ muối trong nước cao sẽ làm cho các ký sinh trùng thoát ra khỏi da cá. Đối với phần nước ngâm, bạn sẽ chuẩn bị 1kg muối hột hòa với 4 lít nước đã khử clo, nguấy đến khi muối tan gần hết thì bạn sẽ dùng vợt để lấy cá bảy màu nhúng vào dung dịch trong vòng 5-7 giây, sau đó thả vào chậu nước sạch. Lý do bạn nên dùng vợt thay vì hớt cá bằng tay là vì nước muối lúc này có nồng độ rất cao, trong khi thời gian nhúng chỉ có 5-7 giây, nếu bạn không vớt cá ra ngoài kịp thì cá sẽ bị sốc nặng.
  • – Ngoài ra, bạn có thể sử dụng BIO KNOCK 2 kèm sưởi để chữa bệnh cho cá

VÁ ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT ĐÓ CHÍNH LÀ LỰA CHỌN ĐƯỢC NƠI UY TÍN ĐỂ MUA CÁ.

ĐẾN VỚI MÂY AQUA BẠN CÓ THỂ AN TÂM HOÀN TOÀN VỚI CHẤT LƯỢNG CÁ BÊN MÂY Ạ! LUÔN ĐẢM BẢO CÁ KHOẺ MẠNH ĐẾN TAY KHÁCH HÀNG. TUYỆT ĐỐI KHÔNG BÁN CÁ BẸNH, CÁ YẾU.

———————– MÂY AQUA ———————-

💖Cửa hàng chuyên cá bảy màu, cá thủy sinh, tép, cá vàng, phụ kiện, setup bể

🐟FB của Shop: https://www.facebook.com/groups/2505967292787077

👾 Link nhóm Zalo cập nhật danh sách và Clip mới: https://zalo.me/g/sglckm457

🌸 Kênh Youtube: https://youtube.com/channel/UCGsoUkEscCVi8ncSeg0_kwA

🏛️Địa chỉ :Số 337 VŨ TÔNG PHAN – KHƯƠNG ĐÌNH – THANH XUÂN- HÀ NỘI

🔥Shopee : tuantandan

📞Hotline/Chốt đơn nhanh : 0961774494

🎹Website : http://mayaqua.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *