HƯỚNG DẪN GÂY GIỐNG ỐC NERITA TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LỢ

ĐẶC ĐIỂM VỀ ỐC NERITA

  • – Ốc Nerita hay còn gọi là ốc ngựa vằn. Trên bề mặt vỏ của ốc có từng đường vằn vàng đen xen kẽ nhau, cực kì giống ngựa vằn, lại giống với vằn hổ.  thường có đường vằn kình răng cưa và đường vằn đốm…
  • – Hiện nay, có 2 loại ốc Nerita: Nerita thường vaf Nerita gai
  • + Nerita thường chỉ có những đường vằn trên cơ thể, dễ sinh sản hơn, giá thành rẻ hơn 1.000đ/con
  • + Nerita gai ngoài có dường vằn thì tren cơ thể  còn xuất hiện những chiếc gai nhọn, khó sinh sản hơn và giá thành thường cao  hơn 3.000đ/con
  • + Cả 2 loại dều có công dụng trang trí bể và chức năng chính là dọn rêu tảo nâu bám vào bể kính, đá, lá cây, lũa
  • – Đặc biệt, không giống như ốc táo khi đói sẽ ăn cây thì dòng Ốc nerita này hoàn toàn an toàn với cây thuỷ sinh, rong, bèo
  • – Cách nuôi ốc Nerita sinh sản không khó. Tuy nhiên nếu không kiểm soát trứng của chúng có thể gây ô nhiễm cho nguồn nước trong bể cá. Vì vậy, cần lựa chọn 1 cách nuôi ốc Nerita khoa học nhất.

ĐIỀU KIỆN SỐNG CỦA ỐC NERITA

  • – Tuy Ốc Nerita thuộc loài ốc nước lợ. Chúng sống ở vùng giao nhau giữa nước biển và nước ngọt nhưng chúng lại rất dễ thích nghi với nước ngọt. Thậm chí trong môi trường nước khá kém chúng vẫn có thể tồn tại một cách ngoan cường. Đây là loài ốc khá thích chất nước cứng.
  • – Độ pH: khoảng 7.1 – 7.4 sẽ khá tốt. Trong môi trường nước mềm sẽ dễ phát sinh hiện tượng tróc vỏ. Phần hoa văn trên vỏ ốc cũng sẽ dần dần mòn đi. Từ đó làm giảm tính thẩm mỹ. Vì vậy, khuyên bạn nên dùng nước cứng một chút để nuôi ốc.
  • – Nhiệt độ: 2-24 độ C

SINH SẢN Ở ỐC NERITA

Lưu ý: Ốc Nerita có thể sống khoẻ trong môi trường nước ngọt. Tuy nhiên, trứng ốc Nerits thì chỉ nở trong môi trường nước lợ.

  • + Khi đẻ trứng sẽ đẻ trên đá cảnh và gỗ lũa trong bể, trứng có màu trắng sẽ khiến cho bề mặt gỗ lũa, đá cảnh toàn là những đốm trắng nhỏ.
  • + Hơn nữa chúng thích đẻ trứng vào những khe hở tối của đá cảnh và gỗ lũa, cá cũng không ăn được. Chỉ có thể làm sạch trứng ốc bằng tép ăn tảo sau khi dùng tăm khều ra. Thêm nữa vỏ ốc khá cứng, sau khi làm sạch vẫn sẽ lưu lại vết tích màu trắng. Chỉ có thể chờ đến khi dòng nước xối vào rồi dần dần mất đi.

Gây giống Ốc Nêrita:

  • + Thả ít nhất 5 con ốc Nerita sinh sản vào trong bể. Nên đặt gần những khối gỗ lũa nhỏ có tảo xanh, cung cấp cho chúng nơi để đẻ trứng. Khống chế nhiệt độ không dưới 26°C, ngăn ngừa ánh sáng quá mạnh và quá lâu.
  • + Trung bình cứ 3 ngày thay nước một lần. Mỗi lần thay 50%, không cần bất cứ thiết bị lọc nước nào. Nếu bạn muốn trang bị máy bơm dưỡng khí thì dùng lượng khí thấp nhất để khống chế chất lượng nước.
  • + Sau khi ốc con hình thành, giảm dần dần lượng muối trong vòng 2 tuần để ốc con từ từ từng bước quen với môi trường nước ngọt. Chuẩn bị 2 chiếc bể nhỏ, độ mặn của nước biển từ 1.020 đến 1.025, dưới đáy bể rải cát, san hô. Cuối cùng là chờ đợi ốc sinh sản.

Tuy nhiên tốc độ đẻ trứng của chúng có lúc thật sự khiến cho người ta phát điên. Bởi vì ốc là loài lưỡng tính, nếu bể thủy sinh có nuôi ốc cảnh, chắc chắn sẽ chịu đựng đủ sự quấy nhiễu của trứng ốc.

Do đó, nếu các bạn không có ý định gây dẻ ốc thì chỉ nên chọn những con ốc với kích thước bé – vừa phải. Hoặc chọn dòng Ốc Nerita gai sẽ hạn chế được tình trạng đẻ trứng không nở.

———————– MÂY AQUA ———————-

💖Cửa hàng chuyên cá bảy màu, cá thủy sinh, tép, cá vàng, phụ kiện, setup bể

🐟FB của Shop: https://www.facebook.com/groups/2505967292787077

👾 Link nhóm Zalo cập nhật danh sách và Clip mới: https://zalo.me/g/sglckm457

🌸 Kênh Youtube: https://youtube.com/channel/UCGsoUkEscCVi8ncSeg0_kwA

🏛️Địa chỉ :Số 337 VŨ TÔNG PHAN – KHƯƠNG ĐÌNH – THANH XUÂN- HÀ NỘI

🔥Shopee : tuantandan

📞Hotline/Chốt đơn nhanh : 0961774494

🎹Website : http://mayaqua.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *